Hội thảo ‘Nhiếp ảnh Việt Nam trong cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế’

BÙI HOẢ TIỄN|16:10 13/03/2009

Chủ tịch Hội NSNAVN <_st13a_place _w3a_st="on">Chu Chí Thành

Phát biểu khai mạc và đề dẫn Hội thảo, NSNA Chu Chí Thành, Chủ tịch Hội NSNAVN đã điểm lại những mốc thời gian quan trọng ghi nhận tiến trình phát triển của nhiếp ảnh Việt Nam, kể từ ngày 14/3/1869 (tức ngày 2/2 năm Kỷ Tỵ), danh nhân Đặng Huy Trứ khai trương hiệu ảnh “Cảm Hiếu Đường” trên phố Thanh Hà, Hà Nội, chính thức đưa nhiếp ảnh vào Việt Nam. Với những đóng góp tích cực của nhiếp ảnh trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, ngày 15/3/1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh 147/SL thành lập doanh nghiệp quốc gia chiếu bóng và chụp ảnh Việt <_st13a_place _w3a_st="on"><_st13a_country-region _w3a_st="on">Nam. Giờ đây, ngày 15/3 đã trở thành ngày truyền thống của nhiếp ảnh Việt <_st13a_place _w3a_st="on"><_st13a_country-region _w3a_st="on">Nam. Trong các giai đoạn lịch sử của đất nước, nhiếp ảnh đã dần khẳng định vị trí vai trò của mình trong mọi lĩnh vực đời sống… Bước sang thời kỳ mới với những xu thế phát triển mang tính hội nhập và trong cơ chế thị trường, nhiếp ảnh đang đối mặt với những thách thức mới để thích ứng với sự phát triển của xã hội. Vì vậy, Hội thảo “Nhiếp ảnh Việt Nam trong cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế” nhằm tìm hướng đi phù hợp trong sáng tác, phổ biến tác phẩm, đẩy mạnh phát triển, phục vụ tốt hơn yêu cầu của xã hội…

Đặng Huy Trứ - Vị tổ nghề của giới nhiếp ảnh nước nhà

Nhà sử học Dương Trung Quốc

Với tham luận “Người tiên phong cho những giá trị hiện đại của Nhiếp ảnh Việt Nam - Đặng Huy Trứ”, Nhà sử học Dương Trung Quốc, Tổng thư ký Hội Sử học Việt Nam đã đưa ra 4 vấn đề lớn về sự kiện cách đây 140 năm, nhiếp ảnh du nhập vào Việt Nam. Xét về bối cảnh lịch sử lúc đó, Việt Nam là một nước còn bị kìm hãm bởi chế độ phong kiến đang suy tàn, lại đầy mặc cảm với phương Tây, mà đã tiếp nhận công nghệ nhiếp ảnh vừa được phát minh bởi “Thế giới văn minh” trước đó 30 năm thì đó “là một điểm sáng trong đêm”. Vấn đề thứ hai là nhiếp ảnh đến Việt <_st13a_place _w3a_st="on"><_st13a_country-region _w3a_st="on">Nam đã mang lại một giá trị hàng hóa phục vụ dân sinh, chứ không chỉ là giá trị cao xa phục vụ cho một bộ phận, một tầng lớp nhỏ trong xã hội. Chính vì vậy, gần một thế kỷ sau đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định cho ra đời một tổ chức “doanh nghiêp” hoạt động nghề nhiếp ảnh, một điểm nhấn quan trọng cho sự phát triển của nhiếp ảnh nước nhà. Với dẫn chứng hiệu ảnh đầu tiên mang tên “Cảm Hiếu Đường” và phương thức kinh doanh của Đặng Huy Trứ, tác giả đã đề cập tới vấn đề khác là “nhiếp ảnh đến với nước ta không chỉ là du nhập một công nghệ kinh doanh thuần túy, mà nó còn muốn chuyển tải một thông điệp mang những giá trị tinh thần với tâm thức Việt truyền thống”. Bài tham luận cũng đã khái quát chân dung Đặng Huy Trứ là một bậc trí thức tiêu biểu của xã hội truyền thống. Trong hoàn cảnh nhiều cam go thử thách, ông luôn là người làm trọn chức trách của mình.

Là một trong những người có tư tưởng Duy Tân, Đặng Huy Trứ đi theo phương thức cứu nước mới với trào lưu du nhập công nghệ mới, tư tưởng mới, mà nhiếp ảnh là một ví dụ. Từ 4 vấn đề đặt ra, tác giả Dương Trung Quốc nhấn mạnh: “Những người làm nghề nhiếp ảnh Việt <_st13a_country-region _w3a_st="on"><_st13a_place _w3a_st="on">Nam trong đó có những nghệ sĩ nhiếp ảnh chúng ta may mắn có được một ông tổ nghề danh giá, điều mà không phải ngành nghề nghệ thuật nào cũng có để tôn vinh”.

NSNA Hoàng Kim Đáng

Đồng tình với nhận định trên, NSNA Hoàng Kim Đáng đã khai thác sâu hơn những tài liệu có liên quan đến nhân vật Đặng Huy Trứ để minh chứng ông không chỉ là người đầu tiên đưa nhiếp ảnh vào Việt Nam mà còn “là một sứ giả, một nhà quân sự, một chính trị gia, một nhà kinh tế năng động, đồng thời là một nhà thơ nổi tiếng…”. Cuối cùng, tác giả cho rằng: “Với nhiếp ảnh Việt Nam, nếu như không có tư liệu nào phát hiện mới hơn, Đặng Huy Trứ đương nhiên là người có công đưa nhiếp ảnh thế giới vào Việt nam và mãi mãi xứng đáng là danh nhân tiêu biểu của giới nhiếp ảnh Việt nam như trong Bách khoa thư đã ghi nhận”.

Nghệ thuật nhiếp ảnh trong cơ chế thị trường

Trưởng ban LLPB Hội NSNAVN Vũ Đức Tân

Trải qua 140 năm có mặt tại Việt <_st13a_country-region _w3a_st="on"><_st13a_place _w3a_st="on">Nam, nghệ thuật nhiếp ảnh rõ ràng là phương tiện ghi chép và sáng tạo phục vụ nhu cầu thẩm mỹ của xã hội, phục vụ công tác truyên truyền, giáo dục… Bên cạnh đó, nhìn từ góc độ thị trường thì nhiếp ảnh mang lại sản phẩm, hàng hóa cho xã hội, vì vậy đương nhiên nó bị chi phối bởi cơ chế thị trường. Mở đầu tham luận của mình, NSNA Vũ Đức Tân (Trưởng ban LLPB Hội NSNAVN) đã đưa ra ví dụ bức ảnh của NSNA Trần Lam bán với giá 1 triệu USD. Về mặt vật chất, việc mua bán trên thuộc cơ chế thị trường, nhưng thực ra nó lại mang giá trị nhân đạo nhiều hơn. Bởi số tiền đó được dùng cho việc cứu giúp con người, chứa đựng lòng nhân ái của cả người bán lẫn người mua. Bị chi phối bởi cơ chế thị trường, nên nhiếp ảnh luôn gặp thách thức khi cơ chế đó có biến động hoặc thay đổi hình thái… Tác giả bài viết đã sử dụng những dẫn chứng trong một số lĩnh vực hoạt động của nhiếp ảnh như quảng cáo, dịch vụ… để làm rõ hơn nhận định của mình: “Cơ chế thị trường tác động rất nhiều tới nghệ thuật nhiếp ảnh, nó không thay đổi bản chất của sự sáng tạo nhưng nó thay đổi quan niệm, cách làm việc, tạo ra sự năng động, đưa ra những đòi hỏi với người chụp ảnh. Và dĩ nhiên khi không đáp ứng được yêu cầu ấy, nhà nhiếp ảnh sẽ gặp nhiều khó khăn”.

Đào tạo nhiếp ảnh là một lĩnh vực đang được quan tâm hiện nay, tuy nhiên, trước sự vận động của cơ chế thị trường, lĩnh vực này cũng bộc lộ những vấn đề thách thức. Theo ông Tiến Mão (giảng viên nhiếp ảnh Học viện Báo chí và Tuyên truyền) thì nhu cầu bổ sung lực lượng nhiếp ảnh hiện nay là cần thiết, nhưng việc sử dụng đội ngũ này sau khi họ ra trường lại có nhiều bất cập. “Các tòa soạn, các cơ quan thông tấn báo chí từ Trung ương đến địa phương rất ít quan tâm đến những phóng viên theo học chuyên ngành nhiếp ảnh…”. Tác giả bài viết cho rằng, những cơ quan báo chí không cần thiết phải có phóng viên nhiếp ảnh là quan điểm không đúng, là sự nhìn nhận lệch lạc, phiến diện. “Cũng từ những suy nghĩ thiển cận đó mà hiện nay chất lượng ảnh đăng trên các báo rất tùy tiện, hạn chế cả về nội dung cũng như hình thức thể hiện”. Về cơ sở vật chất phục vụ cho công tác đào tạo cũng đang là vấn đề khó khăn. Tác giả Tiến Mão nêu ví dụ, số sinh viên do Học viện đào tạo hàng năm là 50 - 60 em, nhưng phương tiện thực hành chỉ có 1 máy vi tính và gần hai chục máy ảnh cũ (trong đó chỉ có 5 máy KTS loại nhỏ). Điều đó dẫn tới chất lượng, hiệu quả giảng dạy không cao.

Nhiếp ảnh trong xu thế hội nhập

Phó chủ tịch thường trực Hội

NSNAVN Vũ Huyến

Với những con số cụ thể về các giải thưởng quốc tế, các cuộc thi, triển lãm ảnh quốc tế tại Việt <_st13a_country-region _w3a_st="on">Nam… trong những năm gần đây, bài tham luận của NSNA Vũ Huyến (Phó chủ tịch thường trực, Chủ tịch HĐNT Hội NSNAVN) đã khẳng định “Nhiếp ảnh Việt <_st13a_country-region _w3a_st="on"><_st13a_place _w3a_st="on">Nam đang hội nhập nhanh với thế giới. Việt <_st13a_place _w3a_st="on"><_st13a_country-region _w3a_st="on">Nam không còn là cái tên lạ lẫm trong nhiếp ảnh toàn cầu”. Về quá trình hội nhập của nhiếp ảnh Việt <_st13a_country-region _w3a_st="on">Nam, NSNA Vũ Huyến chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 là từ khi nhiếp ảnh du nhập vào Việt <_st13a_country-region _w3a_st="on"><_st13a_place _w3a_st="on">Nam đến trước năm 1986. Đây là giai đoạn giao lưu tự phát, không có kế hoạch chủ trương cụ thể. Nhiếp ảnh của chúng ta thực hiện giao lưu phần lớn với các nước trong hệ thống XHCN, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhằm tuyên truyền cho cuộc kháng chiến giải phóng đất nước. Hình thức giao lưu được thực hiện bằng việc trao đổi ấn phẩm ảnh, cử cán bộ phóng viên học tập ở các nước XHCH, các đoàn công tác… Giai đoạn 2 là từ năm 1986 đến nay. Đây là thời kỳ đất nước bước vào tiến trình đổi mới, với xu thế hội nhập rộng rãi về nhiều mặt, trong đó có văn học nghệ thuật mà nhiếp ảnh là một chuyên ngành. Bên cạnh đó, công nghệ nhiếp ảnh trên thế giới ngày càng tiên tiến, hiện đại, buộc lực lượng nhiếp ảnh trong nước có nhu cầu tìm hiểu, nắm bắt thông tin…để kịp thời phục vụ nhu cầu của đời sống. Hình thức giao lưu cũng phong phú và đa dạng mang lại nhiều hiệu quả thiết thực.

Tuy nhiên, theo NSNA Vũ Huyến, ảnh nghệ thuật của Việt <_st13a_country-region _w3a_st="on">Nam có vị trí cao trong làng ảnh thế giới thì ảnh báo chí Việt <_st13a_place _w3a_st="on"><_st13a_country-region _w3a_st="on">Nam lại tỏ ra lép vế với bè bạn quốc tế. Từ nhận định đó, tác giả nêu ý kiến: “Việc này giao cho ai? Hội Nhà báo hay Hội NSNAVN - cái tên được không ít những ai đó hiểu rằng nhiệm vụ lớn là nâng giấc thể loại ảnh nghệ thuật, không cần đầu tư nhiều cho xây dựng lực lượng, cho nhiếp ảnh phong trào, nhiếp ảnh phục vụ chính trị và tuyên truyền… Nếu đổi tên là Hội nhiếp ảnh Việt Nam thì trong hợp tác quốc tế, Hội nhiếp ảnh Việt Nam có trách nhiệm và đầy đủ tư cách giao lưu với nhiếp ảnh toàn cầu, với mọi tổ chức nhiếp ảnh khác nhau ở tất cả các lĩnh vực chụp ảnh, không bị hạn chế bởi những quy định khô cứng”…

Hội thảo còn một số tham luận khác đề cập tới các vấn đề chuyên môn của nhiếp ảnh, vấn đề bảo vệ bản quyền nhiếp ảnh…

Nhân dịp này, triển lãm “Hình ảnh Việt Nam xưa” gồm 140 bức, chụp vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 đã được trưng bày bên hành lang hội thảo. Đây là số ảnh được chọn trong hơn 1.000 bức do NSNA Mạnh Thường sưu tầm qua nhiều nguồn khác nhau trên khắp mọi miền đất nước. Triển lãm đã giới thiệu khái quát về cuộc sống sinh hoạt ở Việt Nam thời kỳ cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 của các tầng lớp xã hội: nông dân, trí thức, quan lại, vua chúa… Các bức ảnh còn tồn tại đến ngày nay đã cho thấy vai trò của nhiếp ảnh trong việc bảo tồn và lưu giữ những giá trị lịch sử từ thế hệ này qua thế hệ khác.


(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Nhiếp ảnh & Đời sống
Hội thảo ‘Nhiếp ảnh Việt Nam trong cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế’
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO