Triển lãm “Văn Miếu trong sự hồi sinh di sản của Hà Nội, giai đoạn 1898-1954”

Lê Hải Yến - Ảnh: Chụp lại từ triển lãm |09:58 20/02/2023

Chưa nhập tóm tắtChào mừng 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Pháp (1973-2023), từ ngày 14/2 đến 30/4/2023 tại tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám diễn ra triển lãm “Văn Miếu trong sự hồi sinh di sản của Hà Nội, giai đoạn 1898-1954”. Triển lãm là kết quả của sự hợp tác lâu dài giữa Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám và Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp (EFEO).

Kể từ khi được thành lập vào năm 1902 tại Hà Nội, khi đó là thủ phủ của Liên bang Đông Dương, Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp đã đặt cho mình nhiệm vụ thăm dò khảo cổ học, thu thập các bản thảo, bảo tồn các di tích, nghiên cứu về các dân tộc thiểu số, ngôn ngữ và lịch sử của các nền văn minh châu Á từ Ấn Độ đến Nhật Bản.

van-mieu.jpg

Văn Miếu khi ấy chỉ được người Pháp gọi là Chùa Quạ vì mức độ hoang phế, nhưng đối với với Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp, đây lại là một di tích quan trọng. Trong giai đoạn 1898-1954, Di tích Văn Miếu và Viện Viễn đông Bác cổ Pháp có mối liên hệ chặt chẽ trong việc bảo vệ, tu bổ thường xuyên khu di tích, phục hồi chức năng thờ tự đưa di tích trở thành một trong những di sản đầu tiên của Hà Nội được đơn vị xếp hạng. Lịch sử của Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp luôn gắn liền với Văn Miếu cho đến tận khi EFEO rời đi vào năm 1957.

Thông qua bộ sưu tập ảnh Việt Nam của Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp, triển lãm kể lại hành trình của những con người tham gia vào việc bảo tồn khu di tích Văn Miếu, góp phần đưa di sản hồi sinh mạnh mẽ, uy nghi hơn.

Triển lãm cũng giúp công chúng hiểu về những công việc đã thực hiện ở Văn Miếu của các nhà nghiên cứu lúc bấy giờ; đồng thời cung cấp cho người xem một góc nhìn đương đại về công tác nghiên cứu ngày nay. Cùng với đó là chân dung của những con người luôn có niềm đam mê với di sản, đã góp phần cho bảo tồn khu di tích - sự quyết tâm, nỗ lực không mệt mỏi nhằm đối phó trước những tác động mạnh mẽ của thời gian lên di sản.

Triển lãm đã thể hiện một câu chuyện rất thú vị về sự hồi sinh của di tích; đồng thời nêu bật ý chí, tình cảm, trách nhiệm của những người tham gia công tác này, giúp di sản hồi sinh, trường tồn mạnh mẽ như những gì chúng ta đang chứng kiến. Với các tư liệu quý, triển lãm nhằm phát huy giá trị di tích, đáp ứng tốt nhu cầu tham quan, nghiên cứu, học tập của du khách trong, ngoài nước.

ới đây là một số hình ảnh trước khi Văn Miếu được phục dựng:

1-cong-trinh-khue-van-cac-1912.jpg
Công trình Khuê Văn Các - 1912
1_van-mieu-bi-bo-hoang.jpg
Văn miếu bị bỏ hoang
2_nha-bai-duong-1950.jpg
Nhà Bái Dường - 1950
3_huong-an-ben-trong-dien-tho-khong-tu-1920-1929.jpg
Hương án bên trong điện thờ Khổng Tử
4_hac.jpg
Hương án
5_hai-day-nha.jpg
Hai dãy nhà ở hai bên sân nơi đặt bài vị thờ các học trò của Khổng Tử
5-hai-day-nha-dat-bai-vi.jpg
Hai dãy nhà ở hai bên sân nơi đặt bài vị các học trò của Khổng Tử
7-cong-nho-ben-phai-dan-sang-khu-dien-khai-thanh-xua-1951.jpg
Cổng phía Tây mở ra bên ngoài Văn Miếu
7_cong-phai-dan-sang-khu-dien-khai-thanh-xua-1951.jpg
Cổng nhỏ bên phải dẫn sang đền Khải Thánh xưa

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Nhiếp ảnh & Đời sống
Triển lãm “Văn Miếu trong sự hồi sinh di sản của Hà Nội, giai đoạn 1898-1954”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO