Phóng viên huyền thoại về chiến tranh Việt Nam qua đời

Theo An Bình Dantri/ AP, BBC|08:40 11/05/2012

Con gái của Faas cho hay ông qua đời tại Munich, Đức.

Faas, người sinh tại Đức, từng giành 4 giải thưởng ảnh uy tín, trong đó có 2 giải Pulitzer trong sự nghiệp làm báo và từng làm trưởng đại diện bộ phận ảnh của hãng tin AP tại Sài Gòn vào giai đoạn cao điểm của chiến tranh.

Tại Sài Gòn, ông từng đào tạo và hướng dẫn cho nhiều nhà báo trẻ Việt Nam, những người đã ghi lại những hình ảnh tiêu biểu cho sự tàn khốc của cuộc chiến.

Faas bị thương vào năm 1967 và sau phải sử dụng xe lăn trong nhiều năm.

Ông qua đời sau nhiều năm gặp các vấn đề về sức khoẻ, trong đó có chứng liệt từ nửa người trở xuống.

Ông Faas tham gia một cuộc triển lãm ở Đức năm 2005.

“Horst Faas là một cây đại thụ trong lành báo ảnh thế giới. Cam kết phi thường của ông nhằm diễn ra những câu chuyện khó khăn là độc nhất vô nhị”, Santiago Lyon, giám đốc bộ phận ảnh toàn cầu của AP, cho biết.

“Ông ấy là một tài năng hiếm có cả với việc chụp ảnh và biên tập công việc của những người khác… Faas sẽ được nhớ tới bởi nhiều đồng nghiệp, nhất là những người từng làm việc với ông trong các cuộc chiến, đặc biệt là thế hệ chiến tranh Việt Nam”, Lyon nói thêm.

“Một thiên tài”

Ở tuổi 27, ông Faas bắt đầu sự nghiệp đưa tin về các cuộc chiến vào năm 1960, 4 năm sau khi gia nhập AP.

Ông từng làm việc tại Congo và Algeria trước khi sang Việt Nam, nơi ông giành giải thưởng Pulitzer đầu tiên năm 1965.

Khi nhận giải thưởng, ông nói ông muốn “ghi lại nỗi đau, những cảm xúc và sự mất mát của cả người Mỹ lẫn người Việt Nam tại quốc gia nhỏ bé này”.

Một bức ảnh của Faas cho thấy nỗi đau của người Việt Nam trong chiến tranh.

Ông Faas từng có mặt ở tuyến đầu để quan sát những nỗi đau đó. Khi không ở chiến trường, ông làm việc tại văn phòng của AP ở Sài Gòn, xem xét và lựa chọn các bức ảnh từ các phóng viên để gửi cho hãng.

Dưới sự hướng dẫn của ông, các phóng viên ảnh AP đã ghi lại những hình ảnh sau đó nhanh chóng trở thành biểu tượng của sự hung tàn cuộc chiến kéo dài, trong đó nổi tiếng nhất là bức ảnh tướng quân đội Sài Gòn cầm súng ngắn xử bắn chiến sĩ cách mạng Việt Nam của Eddie Adams và bức ảnh Em bé napalm của Nick Út

Dù bị thương vào năm 1967, ông vẫn ở lại Việt Nam tới năm 1970.

“Tôi không biết bất kỳ ai ở lại lâu hơn thế, đối mặt với nhiều rủi ro và chứng tỏ sự nhiệt tình hết mình với công việc và các đồng nghiệp”, David Halberstam, nhà báo của New York Times từng sống cùng Faas tại Sài Gòn thời chiến tranh Việt Nam.

“Tôi nghĩ ông ấy là một thiên tài”, Halberstam nói thêm.


(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Nhiếp ảnh & Đời sống
Phóng viên huyền thoại về chiến tranh Việt Nam qua đời
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO