Mô hình PPP++: Tiềm năng và cơ hội đầu tư hạ tầng giao thông

Gia Khánh|09:27 02/03/2024

(NADS) - Mô hình đầu tư hạ tầng giao thông PPP+++ là hướng đi mới trong đầu tư hạ tầng giao thông khi mà vốn nhà nước đóng vai trò là vốn mồi, các doanh nghiệp được ưu tiên đầu tư, khai thác các dịch vụ liên quan đến dự án và được vay vốn tín dụng dài hạn với lãi suất ưu đãi, các dự án đầu tư công có thể được nhượng quyền khai thác, các địa phương nghiên cứu, triển khai cơ chế thu từ khai thác quỹ đất nơi dự án đi qua để đầu tư có hiệu quả, gia tăng giá trị công trình.

Ngày 1/3, Tập đoàn Đèo Cả tổ chức Hội nghị Tiềm năng và cơ hội đầu tư hạ tầng giao thông theo mô hình PPP++ nhằm nhận diện, thảo luận tiềm năng, cơ hội đầu tư hạ tầng giao thông thông qua mô hình này cho các doanh nghiệp, ngân hàng, quỹ đầu tư và các đối tác khác.

z5206950043265_bd24fc75563b8a9457e8b512fc0a2c71.jpg
Toàn cảnh buổi chức Hội nghị Tiềm năng và cơ hội đầu tư hạ tầng giao thông theo mô hình PPP++

Cơ hội cho tất cả các nhà đầu tư

Theo quy hoạch mạng lưới đường bộ giai đoạn 2021-2030, Chính phủ đặt ra mục tiêu có 5.000 km đường cao tốc. Đây là nhiệm vụ trọng tâm, với sự vào cuộc quyết liệt của toàn hệ thống chính trị, nhiều cơ chế đặc thù đã được ban hành, tạo điều kiện thuận lợi nhất để thực hiện triển khai dự án.

Để khuyến khích khối tư nhân tham gia, nguồn vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ các dự án PPP với vai trò là vốn mồi, các doanh nghiệp được ưu tiên đầu tư, khai thác các dịch vụ liên quan đến dự án và được vay vốn tín dụng dài hạn với lãi suất ưu đãi. Thêm vào đó, các dự án đầu tư công có thể được nhượng quyền khai thác, các địa phương nghiên cứu, triển khai cơ chế thu từ khai thác quỹ đất nơi dự án đi qua để đầu tư có hiệu quả, gia tăng giá trị công trình.

Bên cạnh đường bộ, việc phát triển đường sắt cũng đang được Chính phủ quan tâm. Mục tiêu của Chính phủ năm 2030 đầu tư 9 tuyến đường sắt với chiều dài 2.362km. Quỹ đất cho đường sắt được quy hoạch thích hợp để phát triển đô thị, khu chức năng để tạo nguồn lực đầu tư. Xã hội hoá kinh doanh đường sắt, dịch vụ vận tải được đẩy mạnh để thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư. Đồng thời, việc phát triển nguồn nhân lực quản lý, xây dựng, vận hành đường sắt được đẩy mạnh nhằm từng bước làm chủ các công nghệ cốt lõi của ngành.

Việc Chính phủ quyết tâm hoàn thành 5.000km đường cao tốc đến năm 2030 và những chuyển động của việc thực hiện đường sắt cao tốc là triển vọng rất lớn cho các doanh nghiệp phát triển hạ tầng giao thông.

Phải có nhà đầu tư đóng vai trò dẫn đầu

Theo thông tin từ Tập đoàn Đèo Cả, trong năm 2024 dự kiến đầu tư, xây dựng 300km đường cao tốc, đường vành đai với tổng mức đầu tư hơn 82.000 tỷ đồng từ các dự án tiêu biểu như cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng, Tân Phú – Bảo Lộc, TP HCM – Chơn Thành, Vành đai 4, TP. Hồ Chí Minh – Trung Lương – Mỹ Thuận (giai đoạn 2)…

Để thực hiện được các dự án trên, thì mô hình PPP++ là giải pháp Tập đoàn Đèo Cả đưa ra để huy động nguồn vốn cho dự án từ vốn ngân sách nhà nước, vốn chủ sở hữu và vốn huy động. Thông qua việc đa dạng hoá nguồn vốn huy động để tăng hiệu quả huy động, giảm thiểu rủi ro trong suốt quá trình thực hiện dự án.

ppp-.png

So sánh mô hình PPP và PPP+++

Trong cơ cấu nguồn vốn của các dự án triển khai theo mô hình PPP++, cơ cấu nguồn vốn được đa dạng hoá hơn so với mô hình PPP cơ bản. Ngoài vốn NSNN, vốn chủ sở hữu và vốn tín dụng, cơ cấu nguồn vốn theo mô hình PPP++ có sự tham gia của nguồn lực đến từ lợi nhuận thi công từ chính dự án, trái phiếu, cổ phiếu, các hợp đồng BCC,…

z5207231922509_3d79c001d7b6c7b4c887614627239471.jpg

Đầu tư hạ tầng giao thông cần một số vốn khổng lồ, nhà nước mạnh đến đâu cũng không thể “kham” hết được bằng đầu tư công. Do đó, nhà nước đã kêu gọi khối tư nhân tham gia đầu tư bằng phương thức PPP để phát triển hạ tầng công, dịch vụ công phục vụ nhân dân.
Tuy nhiên, tư nhân dù mạnh đến mấy cũng không thể nào “đơn thân độc mã” hợp tác với nhà nước để làm nên 1 công trình mà sẽ đóng vai trò là “leader” để tập hợp, kêu gọi các nhà đầu tư khác để tham gia đầu tư, do đó mô hình PPP++ là một sáng tạo để tạo ra nguồn lực đủ mạnh, cùng nhau thực hiện dịch vụ công. Và đơn vị “leader” cũng phải có đủ năng lực, có thương hiệu và đặc biệt là năng lực quản trị thì mới có thể thu hút các nhà đầu tư khác. Đèo Cả là đơn vị hội tụ đủ các yếu tố để tập hợp, dẫn dắt được các nhà đầu tư khác để thực hiện thành công các dự án.

Ông Hồ Nghĩa Dũng -Nguyên Bộ trưởng Bộ GTVT

Bên cạnh đó, các nhà thầu có năng lực, kinh nghiệm tham gia đồng thời với vai trò nhà đầu tư thứ cấp, cùng triển khai thi công dự án theo mô hình tổng thầu thiết kế - thi công (EC), hoặc thiết kế - cung cấp thiết bị - thi công (EPC). Phương thức này sẽ góp phần tối ưu hiệu quả đầu tư bởi lợi nhuận từ nhà thầu thi công được góp trở lại vào vốn đầu tư dự án. Lợi ích và trách nhiệm của nhà thầu gắn liền với lợi ích và trách nhiệm của nhà đầu tư, gắn liền với hiệu quả thực hiện, vận hành dự án.

Với vai trò là nhà đầu tư dẫn đầu, Tập đoàn Đèo Cả có trách nhiệm tổ chức chuẩn bị dự án, đấu thầu thực hiện dự án, tổ chức quản lý dự án với vai trò là nhà đầu tư, trực tiếp làm việc với Cơ quan nhà nước (Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ...). Sau khi trúng thầu, Tập đoàn Đèo Cả tổ chức thi công theo mô hình TỔNG THẦU với vai trò là nhà thầu, đồng thời đóng góp kinh phí theo cơ chế quản lý dự án với vai trò là nhà thầu, quản lý chi phí và thực hiện các nội dung trong cơ chế quản lý dự án. Trong giai đoạn thực hiện dự án và quản lý – vận hành, Tập đoàn Đèo Cả chia sẻ mô hình quản lý, chia sẻ công việc, hỗ trợ các nhà thầu gặp khó khăn khách quan, xử lý các phát sinh nếu có.

z5207473270654_5e55d0a16506b3b7b503fc8315e33e01.jpg

Với vai trò Nhà đầu tư: các đơn vị phải đảm bảo năng lực về tài chính, quản trị dự án; đảm bảo nguồn vốn Chủ sở hữu luôn đáp ứng theo tiến độ dự án; về công tác quản trị dự án, các Nhà đầu tư sẽ cử các nhân sự có kinh nghiệm quản trị, điều hành dự án, áp dụng các mô hình quản lý tiên tiến (công nghệ BIM) để đảm bảo vận hành dự án đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, tiết kiệm chi phí.

Trong vai trò Nhà đầu tư, các đơn vị sẽ được hưởng tỷ suất lợi nhuận khoảng 13% của Nhà đầu tư ổn định suốt vòng đời dự án. 

Ông Nguyễn Hữu Hùng - Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đèo Cả


(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Nhiếp ảnh & Đời sống
Mô hình PPP++: Tiềm năng và cơ hội đầu tư hạ tầng giao thông
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO