Lễ hội Ông Bổn ở Bình Dương

Lễ hội Ông Bổn ở Bình Dương

Nguyễn Trọng Dương|06:14 06/04/2024

(NADS) - Lễ hội Miếu Ông Bổn tại Bình Dương dù mang trên mình đặc trưng tín ngưỡng của một dòng họ, một nghề nghiệp nhưng đến thời điểm hiện tại, đây là lễ hội có sức ảnh hưởng và nhận được sự quan tâm không chỉ của người Hoa mà còn cả người Việt.

5.png
Các đoàn múa lân hầu chầu ông

Lễ hội Miếu Ông Bổn tại Bình Dương dù mang trên mình đặc trưng tín ngưỡng của một dòng họ, một nghề nghiệp nhưng đến thời điểm hiện tại, đây là lễ hội có sức ảnh hưởng và nhận được sự quan tâm không chỉ của người Hoa mà còn cả người Việt.

3.png
Lễ cúng và thỉnh Ông

Sự chung sống một cách hòa thuận của cộng đồng người Hoa suốt nhiều thế kỷ qua tại Bình Dương nói riêng và Việt Nam nói chung đã giúp đưa những nét văn hóa của họ đến gần hơn với người Việt. Chính vì vậy, đến nay Lễ hội Miếu Ông Bổn đã trở thành một phần văn hóa của người dân Bình Dương, là hoạt động văn hóa tín ngưỡng mang những giá trị bản sắc dân gian độc đáo. Lễ hội không chỉ góp phần làm đặc sắc thêm văn hóa tâm linh của Việt Nam mà còn là điểm thúc đẩy du lịch Bình Dương phát triển, thu hút đông đảo du khách thập phương ghé đến.

9.png
Khởi kiệu rước Ông đi khắp phố phường

Trong văn hóa của người Hoa, Ông Bổn được coi là Ông tổ của dòng họ, của tộc người, trong đó chữ “Bổn” có ý nghĩa là nguồn cội, gốc rễ. Ông Bổn là một biểu tượng chứ không phải là nhân vật cụ thể, đa số người Hoa có quan niệm rằng Ông Bổn là Phước Đức Chánh Thần.

2.png

Tuy nhiên với mỗi tộc người Hoa ở các vùng khác nhau lại định nghĩa về hình tượng ông Bổn cũng khác nhau. So với những lễ hội khác thì Lễ hội Miếu Ông Bổn bao gồm các nghi thức khá đơn giản.

10.png

Những phần cúng tế được thực hiện theo Đạo giáo, do các thầy pháp đảm trách. Sau đó sẽ là lễ rước kiệu trên quãng đường hàng chục cây số, quanh khu vực người Hoa sinh sống, tạo nên không khí rất tưng bừng, náo nhiệt. Phần văn nghệ của lễ hội sẽ có các tiết mục hát Hồ Quảng, múa cù, múa lân sư rồng, đặc biệt phải kể đến phần múa hẩu đặc trưng của người Hoa. Phần đi kiệu sẽ bắt đầu từ 12h đêm ngày 24 tháng 02 âm lịch và có thể kết thúc vào sáng ngày hôm sau.

Bắt đầu là lễ cúng và thỉnh Ông tuần du.

4.png
Lễ cúng và thỉnh Ông tuần du

Kế đến các đoàn lân hẩu vào chầu Ông.

6.png
Các đoàn lân hẩu vào chầu Ông
7.png
Các đoàn lân hẩu vào chầu Ông

Khởi kiệu rước Ông đi khắp phố phường.

8.png
Khởi kiệu rước Ông đi khắp phố phường

Biểu diễn lân sư rồng phục vụ du khách.

11.png
Biểu diễn lân sư rồng
12.png
Biểu diễn lân sư rồng
13.png
Biểu diễn lân sư rồng

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Nhiếp ảnh & Đời sống
Lễ hội Ông Bổn ở Bình Dương
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO