Năm 2015, cuộc thi Ảnh màu lần thứ 26 (26th Colour Print Biennial) được tổ chức tại Vương quốc Anh và cuộc thi Ảnh KTS lần thứ 28 (28th Projected Images Biennial) được tổ chức tại Indonesia, nếu cuộc thi Ảnh màu quy định mỗi quốc gia được gửi 10 ảnh (30cmx40cm), thì cuộc thi Ảnh KTS là 20 file ảnh, mỗi tác giả được tham gia tối đa 2.
Đầu tháng 5/2015, HĐNT đã gửi thông báo tập hợp ảnh đến các Chi hội với ba chủ đề: Cồng chiêng Tây Nguyên, nước và cuộc sống, nghề làm nón lá, sau một tháng phát động đã nhận được 260 ảnh của 65 tác giả trên cả nước tham dự, từ đó HĐNT đã chọn hai chủ đề “Không gian văn hóa cồng chiêng” và “Nghề làm nón lá” để tham dự hai cuộc thi nói trên.
Theo thông báo chính thức từ Ban tổ chức, cuộc thi Ảnh KTS tại Indonesia, bộ ảnh “Không gian văn hóa cồng chiêng” với tổng điểm 202, vị trí 5/28, được trao Bằng danh dự. Indonesia đoạt giải thưởng lớn World Cup (225), Ý - Huy chương vàng (215), Đức – Huy chương bạc (214), Áo – Huy chương đồng (209) http://fiap.net/biennales.php?id=28IP&biennal=28th%20Projected%20Images%20%20Biennial
Ảnh: Hồ Anh Tiến
Ảnh: Bảo Hưng
Ảnh: Bảo Hưng
Ảnh:Nguyễn Sỹ Dũng
Ảnh: Hồ Anh Tiến
Ảnh: Duy Bằng
Nguyễn Văn Danh
Ảnh: Phạm Dực
Ảnh: Phạm Dực
Ảnh: Lê Bi
Ảnh:Võ Đình Khoa
Ảnh: Nguyễn Linh Vinh Quốc
Ảnh: Nguyễn Linh Vinh Quốc
Ảnh: Nguyễn Duy Tưởng
Ảnh: Trần Thiết Dũng
Ảnh: Nguyễn Văn Thương
Ảnh: Ngọc Mai
Ảnh: Nguyễn Bá Nhân
Ảnh: Nguyễn Duy Tưởng
Ảnh: Trần Tình
Ở thể loại Ảnh màu, tại Vương quốc Anh, bộ ảnh “Nghề làm nón lá” đạt 148 điếm, vị trí 7/26, được trao Bằng danh dự. Các giải thưởng World Cup, huy chương vàng – bạc – đồng thuộc về Argentina - Vương quốc Anh – Ireland – Scotland và Ý. http://fiap.net/biennales.php?id=26CP&biennal=26th%20Colour%20Print%20%20Biennial
Ảnh: Nguyễn Linh Vinh Quốc
Ảnh: Lý Hoàng Long
Ảnh: Lý Hồng Bé
Ảnh: Vân Tùng
Ảnh: Đào Tiến Đạt
Ảnh: Nguyễn Vinh Hiển
Ảnh: Trần Đình Thương
Ảnh: Nguyễn Thị Sin
Ảnh: Lê Châu Đạo
Ảnh: Thi Thơ
Tuy chưa đạt giải cao nhưng cả hai bộ ảnh của Việt Nam đã góp phần không nhỏ trong việc quảng bá những đặc thù văn hóa với bạn bè quốc tế, đặc biệt là không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên, đã được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại vào ngày 15 tháng 11 năm 2005.