Come out: Vẫn là đềtài đáng súy ngẫm của các bạn LGBT+

TH|04:19 13/10/2024

(NADS) - Việc come out của người đồng tính không chỉ là cú sốc cá nhân, mà còn là thử thách cho cả gia đình. Phụ huynh cần thay đổi cách nghĩ, chấp nhận sự thật rằng đồng tính không phải bệnh, không có thuốc chữa hay liệu pháp tâm lý có thể thay đổi bản dạng giới. Chỉ có sự thấu hiểu và yêu thương mới giúp vượt qua những định kiến xã hội.

Hoàng Duy, 30 tuổi, đến từ Đồng Nai, đã chịu đựng sự dằn vặt về giới tính trong suốt hơn 10 năm trước khi quyết định come out. Trong buổi họp gia đình vào dịp Tết, sau khi đối diện với nghi vấn của cha về mối quan hệ đồng tính của mình, Duy đã công khai. Kết quả là cơn giận dữ của người cha, những lời từ mặt và sự tuyệt vọng của mẹ khi van xin con "chữa bệnh". Duy rơi vào trầm cảm nặng nề, mất ngủ, và suy nghĩ đến tự tử do áp lực từ gia đình và xã hội.

istockphoto-1297981850-612x612.jpg
Cờ LGBT+ mang bản sắc của các dạng giới. Ảnh: Sưu tầm

Tương tự, Lan Chi, giáo viên thể dục ở Hà Nội, không dám công khai giới tính vì sợ ảnh hưởng đến danh dự của gia đình. Cô chọn cách sống xa nhà, giữ bí mật để tránh đối diện với cha mẹ có tư tưởng truyền thống.

images-motthegioi-vn-8443_c2h1dhrlcnn0b2nrxzy1mzqyote3oq-.jpg
cảm xúc không giới hạn. (Ảnh minh họa)

Không chỉ người đồng tính mới chịu đau khổ, phụ huynh cũng trải qua một cuộc đấu tranh tinh thần khi biết con mình thuộc cộng đồng LGBTQ+. Ông Văn Hữu (65 tuổi, Kiên Giang) từng phản đối quyết liệt khi con gái công khai đồng tính, cho rằng đó là sự "bại hoại gia phong". Cô Bạch Vân (59 tuổi, Hà Tĩnh) đã áp dụng mọi biện pháp, từ nhẹ nhàng khuyên nhủ đến biện pháp mạnh để thay đổi con trai mình. Tuy nhiên, kết quả chỉ là sự xa cách, căng thẳng và đối đầu. Mãi đến khi bà tham gia tổ chức PFLAG, bà mới thay đổi quan điểm và hiểu rằng việc không chấp nhận sớm đã đẩy con mình vào con đường tiêu cực.

screenshot-2024-10-12-120505.png
Hoạt động cho ngày LGBT+ được diễn hưởng ứng sự đông đảo của giới trẻ. 

Gia đình đóng vai trò quan trọng trong hành trình come out. Sự ủng hộ từ cha mẹ có thể giảm thiểu các vấn đề tâm lý như trầm cảm, lo âu, và thậm chí cứu lấy mạng sống của con em họ. Ngược lại, việc bị từ chối có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như tự làm hại bản thân hoặc sử dụng chất kích thích.

Hiện nay, nhận thức xã hội về cộng đồng LGBTQ+ đã có nhiều thay đổi. Một khảo sát của Trung tâm nghiên cứu Pew cho thấy, tỷ lệ ủng hộ hôn nhân đồng giới tại Việt Nam đạt 65%, cao thứ ba khu vực châu Á - Thái Bình Dương, chỉ sau Úc và Nhật Bản. Sự thay đổi này phản ánh rõ nét qua việc cộng đồng LGBTQ+ tham gia nhiều hơn vào các lĩnh vực kinh tế, xã hội. Nỗi buồn của những người làm cha mẹ có con LGBTQ+ thường bị lãng quên. Họ cần thời gian để chấp nhận thực tế rằng, đồng tính chỉ là sự khác biệt về xu hướng tình dục, không phải thất bại trong việc nuôi dạy con cái. Chấp nhận sự thật này là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe tinh thần của cả cha mẹ và con cái, tránh đẩy họ vào tình huống tiêu cực.


(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Nhiếp ảnh & Đời sống
Come out: Vẫn là đềtài đáng súy ngẫm của các bạn LGBT+
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO