Cần thiết có một nền lý luận, phê bình nhiếp ảnh hiện đại

VAPA|11:12 16/05/2006

Mặc dù hiện nay lực lượng này còn mỏng, họ đến với công tác lý luận phê bình nhiếp ảnh bằng nhiều con đường khác nhau, nhưng với tinh thần khoa học và trách nhiệm xã hội cùng với lòng yêu nghề và kinh nghiệm thực tiễn, họ đã góp phần đặt nền móng cho sự phát triển của lý luận và phê bình nhiếp ảnh, cũng như góp phần thúc đẩy sự sáng tạo trong nghệ thuật nhiếp ảnh nước ta.

Trên tinh thần nhân ái, đoàn kết, dân chủ và xây dựng, Hội thảo đã khiến người nghe tiếp nhận được nhiều ý kiến phong phú, đa dạng khá thống nhất và đồng thuận, cũng có một số ý kiến trái ngược nhau. Phần lớn những ý kiến trái ngược là do dữ liệu thông tin không đầy đủ, hoặc có những nhận định cũ không còn thích hợp với tình hình mới, hoặc có cái mới nhưng chưa chín muồi. Tuy nhiên về cơbản chúng ta đã tìm ra mẫu số chung, tiếng nói chung cho những vấn đề chính của công tác lý luận phê bình nhiếp ảnh hiện nay. Dưới đây là những thu hoạchban đầu của chúng ta:

Về một số khái niệm cơ bản của nghệ thuật nhiếp ảnh

- Trước hết chúng ta cần xác định nhiếp ảnh là một kỹ thuật ghi hình trực tiếp cụ thể, chính xác mang tính vật chất rõ ràng.

- Sự ghi hình này diễn ra trong một thời điểm rất ngắn từ phần nghìn giây tới phần chục giây (thông thường là như vậy).

- Hình ảnh mà nhiếp ảnh thu được là sự phản ánh vật thể có không gian ba chiều trên một mặt phẳng hai chiều mang tính đồng hiện.

Do khả năng phản ánh đối tượng trực tiếp, cụ thể, chính xác và nhanh bằng hình ảnh đồng dạng phối cảnh theo một tỷ lệ toán học mang tính tài liệu cao nên người ta ứng dụng nhiếp ảnh rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của đời sống như khoa học kĩ thuật, quản lý nhân sự, hình sự, báo chí, nghệ thuật…. từ đó đã dẫn tới sự lầm tưởng sau đây:

a/ Nhiếp ảnh chỉ là một phương tiện kỹ thuật, không bao giờ trở thành nghệ thuật được.

b/ Nhiếp ảnh là một nghệ thuật bao gồm tất cả các loại hình nhiếp ảnh từ ảnh dịch vụ, ảnh khoa học kỹ thuật, tới ảnh báo chí và ảnh nghệ thuật.

Đây là hai quan niệm đối lập nhau nhưng đều thiếu chính xác và không hoàn chỉnh, nó có sự phiến diện. Thực chất nhiếp ảnh là một phương tiện kỹ thuật tạo hình, bản thân nó không thể tự tạo ra tác phẩm nghệ thuật mà chỉ khi nhà nhiếp ảnh sử dụng nó nhằm mục đích cảm hóa người xem bằng sức mạnh thẩm mỹ của hình ảnh thì bức ảnh đó mới là tác phẩm nghệ thuật. Như vậy có nghĩa là nhà nhiếp ảnh tạo ra tác phẩm ảnh nghệ thuật chứ không phải chiếc máy ảnh hoặc chương trình Photoshop.

Cũng vì vậy, nếu ai nói: bản chất nhiếp ảnh là phản ánh hiện thực thì chưa chuẩn. Vì bản chất của nó chỉ là một kỹ thuật ghi hình chính xác mà thôi. Còn nếu ta nói rằng bản chất của nghệ thuật nhiếp ảnh là phản ánh hiện thực, lại là một lẽ khác. Điều đó có nghĩa là chúng ta đặt cho nghệ thuật nhiếp ảnh một chức năng, đặt cho nhà nghệ sĩ nhiệm vụ phản ánh hiện thựcvà đòi hỏi ảnh nghệ thuật phải có tính hiện thực. Như vậy vềcơ bản chúng ta phải phân biệt các hình thức, các lĩnh vực nhiếp ảnh khác nhau, trước hết là hai lĩnh vực lớn:

1/ Nhiếp ảnh kỹ thuật thuần tuý, sản phẩm của nó mang tính tài liệu khoa học, kỹ thuật thuần túy.

2/ Lĩnh vực nhiếp ảnh mang tính nhân văn, xã hội, sản phẩm của nó là ảnh tài liệu xã hội (ảnh báo chí) và ảnh tài liệu nghệ thuật, tiếp đó là ảnh kỹ thuật, kỹ xảo. Hai lĩnh vực ảnh tài liệu nghệ thuật và ảnh kỹ thuật, kỹ xảo được gộp lại thành ảnh nghệ thuật. Cái mà người ta quan tâm tranh cãi trong nhiều năm là các vấn đề của nhiếp ảnh mang tính nhân văn xã hội, trong đó có ảnh nghệ thuật và ảnh báo chí.

Về khái niệm hiện thực xã hội chủ nghĩa trong nhiếp ảnh

Trong văn học, nghệ thuật khái niệm này được vận dụng ở nước ta từ những năm 40 của thế kỷ trước, nhưng sau khi Liên Xô và Đông Âu sụp đổ 1991, khái niệm này được dùng dè dặt. Với nhiếp ảnh cũng có một số người nói tới khái niệm này, nhưng thực sự các tác giả đó chưa có được công trình hoàn chỉnh về chủ nghĩa hiện thực XHCN trong nhiếp ảnh. Phần lớn mới chỉ là những tiểu luận, những bài báo mang tính phác thảo sơ lược, ý tứ và ngôn từ giống hệt trong lĩnh vực lý luận văn học, chưa có nét riêng, nét đặc thù của nhiếp ảnh.

Ngay trong cuộc hội thảo này cũng xuất hiện những quan niệm, những nhận định chưa sâu, chưa thỏa đáng về chủ nghĩa hiện thực xã hội trong nhiếp ảnh.

Có ý kiến cho rằng chủ nghĩa hiện thực XHCN trong nhiếp ảnh (phương pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa) được đánh đồng với phương thức phóng viên ảnh thông tấn báo chí rồi đi tới kết luận “Ảnh báo chí là phần ngọn của những gì chụp từ phương pháp hiện thực XHCN. Bỏ ảnh báo chí ra thì cũng là loại trừ nhiếp ảnh hiện thực XHCN, chỉ còn lại những “khoảnh khắc đẹp” tầm phào phi hiện thực, hình thức phi chủ nghĩa” (NĐC). Có ý kiến lại chủ trương rằng: ngày nay chỉ cần dùng khái niệm “chủ nghĩa hiện thực” trong nhiếp ảnh là đủ, là hợp thời. “…Việc có tiếp tục sử dụng thuật ngữ đó hay không (Hiện thực XHCN) cũng có điều cần bàn” mà nên dùng khái niệm chủ nghĩa hiện thực và “Coi xu hướng này là xu hướng chủ đạo trong nhiếp ảnh Việt Nam hiện nay” (VĐT)

Có ý kiến khẳng định: Trong hai mươi năm đổi mới, các văn kiện của Đảng không nói tới khái niệm hiện thực XHCN nữa, vậy “những gì văn kiện Đại hội Đảng không ghi, không yêu cầu, ta phải theo mà nhận thức và sáng tạo” (LC).

Có ý kiến cho rằng: Đảng chủ trương xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì văn học nghệ thuât cũng phải theo định hướng XHCN. Cho nên văn học nghệ thuật phải sáng tác theo phương pháp hiện thực XHCN (VH).

Nêu bốn cách kiến giải trên để thấy rằng:

1 - Cơ sở triết học cho những luận điểm trên hoặc là mơ hồ hoặc là không đặt ra hoặc là khô cứng đều chưa ổn và đang cần sự bổ khuyết.

2 - Bốn cách lý giải trên về hiện thực XHCN có gì đồng thuận hoặc mâu thuẫn với quan điểm: xây dựng một nền văn hoá Việt <_st13a_country-region _w3a_st="on"><_st13a_place _w3a_st="on">Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc? Tại sao nghị quyết TW 5 khóa VIII không ghi xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến xã hội chủ nghĩa đậm đà bản sắc dân tộc (các văn kiện trước đều ghi nền văn hóa XHCN) Thực chất đây là vấn đề triết - mỹ phức tạp cần phải bỏ nhiều công sức nghiên cứu sâu hơn nữa. Tuy nhiên, về vấn đề này bước đầu chúng ta cần thống nhất như sau:

1 - Với nghệ thuật nhiếp ảnh, chủ nghĩa hiện thực XHCN là phương pháp sáng tác tốt nhất (không phải là duy nhất). Như vậy là chúng ta có thể ứng dụng các phương pháp sáng tác khác trong nhiếp ảnh, khi nó phục vụ được nhu cầu nhận thức nhu cầu thẩm mỹ của nhân dân.

2 - Tư tưởng chỉ đạo của chúng ta là: Văn học nghệ thuật (trong đó có nhiếp ảnh) không chỉ nhận thức thực tại xã hội, nhận thức cuộc sống, mà còn góp phần cải tạo xã hội, cải tạo con người, chỉ ra được xu thế tiến lên của lịch sử xã hội thông qua cuộc đấu tranh giữa cái mới và cái cũ, cái tiên tiến và cái lạc hậu, giữa cách mạng và phản cách mạng. Những sáng tác theo phương pháp hiện thưc XHCN tiêu biểu đều có tinh thần nhân bản, có khả năng thông qua nghệ thuật đấu tranh cho việc hoàn thiện xã hội, hoàn thiện nhân cách con nghười theo hướng chân, thiện, mỹ. (Từ điển bách khoa Việt Nam, trang 506, quyển 1 năm 1995).

Một vài vấn đề nổi bật trong công tác phê bình nhiếp ảnh gần đây

- Khen chê phải đạo: Nhiều bài viết trên báo, trên tạp chí có lối viết cân bằng: Khen một chút đôi ba ảnh đẹp, chê một chút đôi ba ảnh xấu, rồi đi tới khẳng định sự thành công của tác giả là chính. Còn khiếm khuyết là nhỏ, tác giả cần nỗ lực vượt qua. Cách viết vậy không giúp ích gì nhiều cho sự tiến bộ của sự phát triển nhiếp ảnh.

- Chê không tiếc lời: Có một số tác giả luôn sục sôi, chê bai không tiếc lời về chất lượng của ảnh, về giám khảo, về ban tổ chức cuộc thi.v.v… thậm chí nêu ra nhiều ý kiến chủ quan, thiếu xác thực, gay cấn theo kiểu trì trích, áp đặt và không ngoài mục đích tô vẽ cho chân dung mình là một ngòi bút sắc sảo, xông xáo khách quan theo thời thượng, những bài báo như vậy tưởng khuấy lên những nhận thức mới, nhưng thực ra chỉ làm vẩn đục bầu không khí học thuật và làm ngao ngán những người mới vào nghề, còn những người có nghề thì lạnh lùng quay đi.

- Trân trọng tài năng và tìm hướng đi đúng cho nghệ thuật nhiếp ảnh:

Đây là dòng chảy lớn, dòng chảy chính thống của phê bình nhiếp ảnh nước ta hiện nay.

Cần khẳng định rằng, trong nhiều năm gần đây, không chỉ các nhà lý luận phê bình nhiếp ảnh, các nhà nhiếp ảnh mà cả một lực lượng đông đảo các nhà báo của các cơ quan truyền thông đại chúng theo dõi về văn hóa văn nghệ, đã có nhiều chương trình, nhiều bài viết, giới thiệu, phê bình nhiếp ảnh rất trúng, rất đúng và rất trí tuệ. Cái chính là họ trân trọng tài năng, trăn trở với những tìm tòi, sáng tạo của các nhà nhiếp ảnh, cùng với toàn ngành ảnh tìm hướng đi đúng cho nghệ thuật nhiếp ảnh nước nhà. Họ khen chê có liều lượng, có căn cứ sát với thực chất của vấn đề. Nhờ vậy mà giá trị đích thực nghệ thuật nhiếp ảnh, vị thế xã hội lớn lao, vững chắc của nghệ thuật nhiếp ảnh nước ta càng được khẳng định ở trong nước và trên trường quốc tế. Nó có tác dụng động viên, cổ vũ và định hướng cho sự phát triển của nghệ thuật nhiếp ảnh nước ta trong thời kỳ hòa bình xây dựng mà cốt lõi của nó là sự đổi mới toàn diện của đất nước.

Về giao lưu văn hóa ảnh

Hội nhập quốc tế là xu thế của thời đại, là chủ trương của Đảng và Nhà nước ta. Trong các ngành văn học nghệ thuật, nhiếp ảnh được coi là một ngành có bản lĩnh trong quá trình hội nhập quốc tế. Nhiếp ảnh của ta tiếp thu có chọn lọc cái hay, cái mới của nhiếp ảnh thế giới nhưng vẫn tạo ra được những nét đặc trưng của bản sắc dân tộc qua các tác phẩm. Chính vì vậy khi ta tham gia các cuộc thi và triển lãm ảnh quốc tế ở đẳng cấp cao đều đạt được những giải thưởng lớn, giải thưởng chính là huy chương vàng, bạc, đồng, trong đó có một số tác giả đoạt nhiều giải thưởng, trở thành những quán quân của Hội NSNAVN.

Trong 10 năm qua Hội NSNAVN mở được 3 cuộc thi và triển lãm quốc tế tại Việt <_st13a_country-region _w3a_st="on"><_st13a_place _w3a_st="on">Nam (VN - 96, VN - 02, VN - 05). Đây là dịp để các nhà nhiếp ảnh Việt <_st13a_country-region _w3a_st="on"><_st13a_place _w3a_st="on">Nam, những nhà quản lý văn hoá nghệ thuật, công chúng trong nước biết đến khuôn diện thật của nhiếp ảnh nghệ thuật thế giới. Từ đó mở ra cách nhìn mới, quan hệ mới với các nhiếp ảnh thế giới, khiến cho việc giao lưu văn hóa ảnh trở thành nhịp cầu hữu nghị giữa các dân tộc, góp phần thúc đẩyviệc hợp tác kinh tế văn hóa xã hội giữa nước ta và các nước ngày càng đạt hiệu quả cao.

Cũng trong quá trình này có một số nhận định chưa đầy đủ, chưa đúng về nhiếp ảnh nghệ thuật thế giới như khuynh hướng quá đề cao giảithưởng ảnh của các nước do FIAP bảo trợ. Ngược lại là khuynh hướng hạ thấp vai trò của FIAP đi tới cực đoan chẳng tin vào tổ chức quốc tế nào. Sự đánh giá lệch lạc chủ quan này đã từng bước được khắc phục bởi sự hiện diện của các tác phẩm ảnh cụ thể. Sau nữa là bổ sung kiến thức qua các bài dịch thuật giới thiệu về nhiếp ảnh thế giới. Thực tế cho thấy dần dần khoảng cách giữa nhiếp ảnh của ta và nhiếp ảnh thế giới được thu hẹp lại, những định kiến cũ nặng nề đang được tháo gỡ và giải tỏa.

Vấn đề đào tạo và bồi dưỡng lực lượng lý luận phê bình nhiếp ảnh

Trước hết cần thống nhất với nhau rằng: Việc đàotạo các cử nhân nhiếp ảnh, các nhà lý luận phê bình nhiếp ảnh cho đến ngày nay không thuộc chức năng của Hội NSNAVN mà nó thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Văn hóa Thông tin.

Nhưng việc bồi dưỡng chăm lo chất lượng ảnh nghệ thuật, việc nâng cao tay nghề của các nhà nhiếp ảnh, của các cây bút viết về lý luận phê bình nhiếp ảnh là trách nhiệm của Hội NSNVN, Hội cần làm và phải làm có bài bản. Do thực tế của nước ta lực lượng giảng viên cho nhiếp ảnh ở các cấp còn thiếu, Hội NSNAVN và các Hội nhiếp ảnh của các tỉnh thành có tham gia lập chương trình, cử người giảng dạy, thậm chí đôi nơi mở lớp học… đấy cũng chỉ là biện pháptình thế trước mắt.

Tuy nhiên chúng ta không thể không quan tâm tới việc đào tạo nhữngcử nhân nhiếp ảnh của đất nước. Các bài tham luận tại Hội thảo này cũng là tiếng chuông khẩn thiết nhắc nhở các cơ quan có thẩm quyền chăm lo hơn nữa tớiviệc đào tạo các nhà báo nhiếp ảnh, các nhà nhiếp ảnh nghệ thuật, các nhà lý luận phê bình nhiếp ảnh. Thực sự đây là một nhu cầu cấpthiết của xã hội mà nhà nước phải quan tâm đầu tư.

Có nhiều quý vị muốn phát biểu, trình bày nhận thức của mình, quan điểm của mình về những vấn đề đã nêu lên trong Hội thảo và cả các vấn đề khác liên quan. Chúng tôi xin qúy vị tiếp tục trao đổi trên các phương tiện thông tin đại chúng và gửi cho Hội NSNAVN các bài viết quý báu để Ban lý luận phê bình của Hội tổng hợp lại và in thành tài liệu cung cấp cho những người quan tâm.

Hội thảo lần này, là một sự kiện đáng ghi nhớ của giới nhiếp ảnh Việt <_st13a_country-region _w3a_st="on"><_st13a_place _w3a_st="on">Nam. Qua các bản tham luận, qua các bài nghiên cứu theo diện đầu tư, qua ý kiến trao đổi tập trung ở 5 chủ điểm trên, chúng ta đã thống nhất lý giải được một số vấn đề. Đồng thời chúng ta đã khơi dậy, nhưng chưa kết luận, một số vấn đề khác của lý luận, phê bình. Đấy là cánh cửa ngỏ mời tất cả những ai có nhiệt tâm với công tác này hãy giành trí tuệ công sức và thời gian cho nó.

Qua Hội thảo ở cả hai miền <_st13a_country-region _w3a_st="on"><_st13a_place _w3a_st="on">Nam, Bắc chúng ta đã thống nhất được những quan điểm sau:

1/ Lý luận phê bình nhiếp ảnh có vai trò quan trọng trong đời sốngvăn hoá văn nghệ, nó là máu thịt của hoạt động sáng tác ảnh mang tính hướng dẫn, thúc đẩy sự tiến bộ của nghệ thuật nhiếp ảnh.

2/ Lý luận phê bình nhiếp ảnh của nước ta dựa trên nền tảng học thuyết Mác và tư tưởng Hồ Chí Minh, lấy thực tiễn để xây dựng và bồi đắp cho những quan điểm mới. Mở rộng giao lưu quốc tế, chắt lọc những tư tưởng tiến bộ, những phương pháp tiến bộ, cũng như phát huy truyền thống của nhiếp ảnh Việt Nam để xây dựng nền nhiếp ảnh Việt Nam tiên tiến, giàu bản sắc dân tộc.

3/ Để bổ sung đội ngũ lý luận phê bình nhiếp ảnh cho mai sau, trước hết các trường Đại học có khoa nhiếp ảnh cần đào tạo các cử nhân và các nhà nghiên cứu lý luận phê bình ảnh chuyên sâu, vừa làm giảng dạy, vừa tham gia hoạt động chung của ngành.

4/ Hội NSNAVN cần đề nghị với Nhà nước, Bộ Văn hóa Thông tin giành thêm kinh phí cho hoạt động lý luận phê bình nhiếp ảnh, vớikinh nghiệm hiện tại, Hội cần có kế hoạch trích ngân qũy đầu tư sáng tác cho lĩnh vực lý luận phê bình nhiếp ảnh, như hội thảo, trại bồi dưỡng nghiệp vụ; đặt bài hoặc công trình lý luận phê bình nhiếp ảnh. Cùng với đó là đầu tư cho Tạp chí Nhiếp ảnh và trang thông tin điện tử hoạt động có chất lượng về lĩnh vực lý luận phê bình.

5/ Chọn lựa dịch và xuất bản một số sách về lý luận phê bình nhiếp ảnh của các nước tiên tiến trên thế giới để tham khảo, học tập.


                                                                                                             Chu Chí Thành
                                                                                                   Chủ tịch Hội NSNA Việt Nam


(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Nhiếp ảnh & Đời sống
Cần thiết có một nền lý luận, phê bình nhiếp ảnh hiện đại
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO