Xây dựng chuỗi cung ứng bền vững trong ngành dệt may Việt Nam: Tận dụng cơ hội từ các FTA

Ninh Cơ|12:30 29/03/2024

(NADS) - Để phát triển bền vững, ngành dệt may cần tập trung vào việc hình thành và phát triển chuỗi cung ứng, gia tăng sức cạnh tranh và tiếp cận người tiêu dùng trong bối cảnh xanh hóa sản xuất và thúc đẩy các tiêu chí về phát triển bền vững.

Tại Hội thảo "Dệt may Việt Nam - Tiên phong trước xu hướng phát triển bền vững theo các FTA", bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, Phó Tổng thư ký kiêm Trưởng đại diện Văn phòng phía Nam Hiệp hội Dệt May Việt Nam - VITAS đã nhấn mạnh: "Với Hiệp định CPTPP, để thuế về 0, hàng dệt may từ ba công đoạn sợi - vải - quần áo phải được sản xuất tại Việt Nam, nhưng hiện tại, chúng ta đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguyên liệu và không có nguồn cung bông."

ba-nguyen-thi-tuyet-mai-pho-tong-thu-ky-kiem-truong-dai-dien-van-phong-phia-nam-hiep-hoi-det-may-viet-nam-vitas.jpg
Nguyễn Thị Tuyết Mai, Phó Tổng thư ký kiêm Trưởng đại diện Văn phòng phía Nam Hiệp hội Dệt May Việt Nam - VITAS

Đánh giá tổng quan về ngành Dệt May Việt Nam, bà Mai cho biết, sự phát triển chưa đồng đều, với phần lớn công suất sản xuất (60%) tập trung vào việc xuất khẩu, trong khi sản xuất sợi chiếm 17% và vải chiếm 14%, phần còn lại là các nguyên vật liệu phụ trợ.

Theo bà Mai, để giải quyết vấn đề nguồn cung nguyên liệu hạn chế, chúng ta cần tận dụng lợi ích của Hiệp định CPTPP để thu hút đầu tư nước ngoài vào chuỗi cung ứng nguyên vật liệu, đồng thời đầu tư vào lĩnh vực chuyển đổi số, năng lượng tái tạo, và xử lý môi trường để tăng giá trị lợi nhuận.

W_phien-thao-luan-co-hoi-va-thach-thuc-cua-cac-doanh-nghiep-det-may-trong-xu-huong-phat-trien-ben-vung-do-ong-nguyen-duc-binh-gd-trung-tam-ho-tro-doanh-nghiep-nho-va-vua-smepc-vcci-hcm.jpg
Thảo luận “Cơ hội và thách thức của các doanh nghiệp Dệt May trong xu hướng Phát triển bền vững”

Về xuất khẩu, ngành Dệt May Việt Nam đứng thứ ba trên thế giới sau Trung Quốc và Bangladesh, và nếu tính cả phần Dệt và May thì Việt Nam đứng thứ hai sau Trung Quốc. Tuy nhiên, 60% doanh nghiệp là doanh nghiệp Việt Nam, FDI chiếm 39%, và chỉ có 1% là doanh nghiệp nhà nước. Sau đại dịch Covid-19, các doanh nghiệp đã bắt đầu quan tâm đến thị trường trong nước với dân số hơn 100 triệu người.

Bà Mai khuyến nghị các doanh nghiệp cần tập trung vào 3P (People - con người, Planet - môi trường, Profit - lợi nhuận) và 4R (Reduce - giảm, Recycle - tái chế, Reuse - tái sử dụng, Renew Energy - năng lượng tái tạo), cũng như đào tạo nguồn nhân lực và đa dạng hóa thị trường.

Về dự báo, bà Mai hy vọng rằng năm nay ngành Dệt May Việt Nam có thể đạt doanh thu xuất khẩu 44 tỷ USD, với tăng trưởng 13,72% so với năm trước. Tuy nhiên, năm 2023 đã là một năm khó khăn với doanh nghiệp Việt, khi tổng kim ngạch xuất khẩu giảm 11% so với năm 2022.

W_ong-nguyen-huu-nam-pho-giam-doc-vcci-hcm.jpg
Đối với các quy định và tiêu chuẩn phát triển bền vững trong các FTA đối với ngành Dệt May, ông Nguyễn Hữu Nam từ VCCI-HCM nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc áp dụng các chuẩn mực ESG (Environmental, Social, and Governance - Môi trường, Xã hội và Quản trị) để đảm bảo sự bền vững trong sản xuất và kinh doanh.
W_ba-tran-thi-my-hai-chu-tich-hdqt-vietfiber-trong-phien-thao-luan.jpg
Chủ Doanh nghiệp Vietfiber - bà Trần Thị Mỹ Hải đặt vấn đề: Nếu Vietfiber tái sử dụng 60.000 tấn nguyên liệu đầu vào là rác thải - chính xác là phần thân lá của dứa, để tạo sợi thì có được quy đổi ra tín chỉ carbon, hay phí hỗ trợ thu gom không? Vì nếu không dùng thì sẽ bị đốt tạo ra phát thải nhà kính.
W_ong-nguyen-huu-su-giam-doc-dieu-hanh-ttp-solutions-chia-se-tai-buoi-hoi-thao-2-.jpg
Chủ doanh nghiệp TTP Solutions - ông Nguyễn Hữu Sự đã có chia sẻ với toàn thể doanh nghiệp có mặt rằng khách hàng Đức của công ty yêu cầu làm sản phẩm túi đóng gói có khả năng tự phân hủy và không chỉ chấp nhận giá cao, họ còn sẵn sàng trả tiền cho việc đầu tư máy móc sản xuất sản phẩm.
W_pham-phuong-thao-giam-doc-khu-vuc-viet-nam-cong-ty-saxon-renewables.jpg
Chia sẻ với phóng viên về năng lực kiểm toán phát thải của các Doanh nghiệp tư vấn trong nước, bà Phạm Phương Thảo, Giám đốc khu vực Việt Nam, Công ty Saxon Renewables cho biết, “Phát thải là hoạt động thải ra môi trường các chất có hại, gây ô nhiễm môi trường, không chỉ có phát thải khí thải, mà còn có phát thải chất thải rắn, phát thải chất thải lỏng, phát thải chất phóng xạ. Để có thể kiểm kê, tính toán chỉ số phát thải, doanh nghiệp tư vấn Việt Nam sẽ cần đầu tư rất nhiều máy móc thiết bị và chuyên gia. Trước mắt, các doanh nghiệp lớn tại Việt Nam vẫn đang lựa chọn các công ty Singapore, Hàn Quốc, Châu Âu …. để thực hiện các báo cáo ESG và các báo cáo liên quan khác.
W_ong-nguyen-huu-su-giam-doc-dieu-hanh-ttp-solutions-dang-gioi-thien-san-pham-tai-che-voi-ba-nguyen-thi-tuyet-mai-ao-xanh-la-.jpg
Ông Nguyễn Hữu Sự - Chủ doanh nghiệp TTP Solutions đang giới thiệu về sản phẩm tái chế. 

Đây là một trong 05 buổi hội thảo nằm trong khuôn khổ Hội Thảo & Triển Lãm chủ đề “Chuyển đổi xanh: bền vững hay lợi nhuận” của Texfuture Việt Nam Spring Summer 2024, tại Gem Center, từ ngày 27-29/03/2024.
Buổi hội thảo 05 chủ đề: Số hóa nguồn cung ứng : Lợi thế tài chính cho nhà máy, Xưởng may và Thương hiệu sẽ diễn ra vào lúc 09:30 - 29.03.2024.
Tham gia Hội thảo là các doanh nghiệp dệt may, da giày, may mặc, thời trang; công ty kinh doanh xuất nhập khẩu, sản xuất vải sợi, nhuộm, nguyên phụ liệu, linh kiện, thiết bị và các nhà cung cấp dịch vụ cho chuỗi cung ứng ngành Dệt May.
Ngành dệt may Việt Nam cần phát triển theo hướng hình thành và phát triển chuỗi cung ứng, gia tăng sức cạnh tranh, tiếp cận người tiêu dùng trong xu thế mới hiện nay về xanh hóa sản xuất và đáp ứng các tiêu chí về phát triển bền vững, quy tắc xuất xứ và tận dụng các FTA đã ký kết, qua đó góp phần tăng hàm lượng giá trị gia tăng trong nước, dần cải thiện năng suất lao động và hiệu quả trong sản xuất kinh doanh.


(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Nhiếp ảnh & Đời sống
Xây dựng chuỗi cung ứng bền vững trong ngành dệt may Việt Nam: Tận dụng cơ hội từ các FTA
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO