Dệt may thế hệ Gen Z phải xanh toàn diện

Ninh Cơ|16:43 27/03/2024

(NADS) - Triển lãm Quốc tế Vải cao cấp Texfuture 2024 - Xuân Hè với chủ đề “Chuyển đổi xanh: Bền vững hay Lợi nhuận” chính thức khai mạc vào sáng ngày 27/3, tại Gem Center. Triển lãm do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - Chi nhánh Hồ Chí Minh (VCCI-HCM) phối hợp với CTCP Giải pháp Dệt may Bền vững (STS), Công ty Tenga Exhibition cùng các đối tác tổ chức.

Buổi triển lãm được kỳ vọng là nơi mà các doanh nghiệp dệt may Việt Nam và quốc tế có cơ hội gặp gỡ, kết nối, nghiên cứu sâu và phát triển nguyên vật liệu cao cấp mang xu hướng và công nghệ mới thân thiện môi trường.

W_ong-tran-ngoc-liem.jpg

Ông Trần Ngọc Liên - Giám đốc liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - Chi nhánh HCM (VCCI-HCM): 

“Việt Nam là nhà xuất khẩu hàng dệt may đứng thứ 3 thế giới, là thị trường thu hút các nhà đầu tư nước ngoài do thêm nhiều FTA đã có hiệu lực. Tuy nhiên Ngành dệt may vẫn đối diện những khó khăn, thách thức như lạm phát, đơn hàng giảm, chênh lệch tỷ giá, lãi suất tăng,…. và phải sớm đáp ứng về các vấn đề môi trường - xanh hóa sản xuất.

Trong giai đoạn khó khăn do dịch Covid, một số tiêu chuẩn đã bị xem nhẹ, tuy nhiên, từ cuối năm 2023, đầu năm 2024 các yêu cầu về phát triển bền vững, trách nhiệm xã hội bắt đầu được quan tâm trở lại.”

W_ong-vu-duc-giang-3-.jpg

Ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam - VITAS: 

“Các hiệp định thương mại mà chúng ta ký kết chính là lực hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Mới đây, tôi đã có lời mời với các đại sứ đến thăm 1 nhà máy đầu tư 100% của VN, với hơn 19.500 lao động, xanh hóa tuyệt đối. Tôi cho rằng ở Việt Nam có rất nhiều nhà máy Xanh.

Kế hoạch là kim ngạch xuất khẩu Dệt may ước đạt 44 tỷ USD năm 2024 là hoàn toàn có khả năng. Nhưng phải nhìn nhận thực tế, đang có 3 thách thức cho các doanh nghiệp Việt: Xuất xứ về dòng sản phẩm; Sản phẩm tái chế, tỷ lệ tái chế - phải có tỷ lệ và phương pháp cụ thể đáp ứng yêu cầu của họ; và cuối cùng là phải làm tốt công tác truyền thông, vì chính cơ quan báo chí là cơ quan phản ánh trung thực và khách quan nhất.

Trong phiên hội thảo sáng nay với chủ đề Dệt may Việt Nam: Bản lĩnh đổi mới trong cơn bão kinh tế khốc liệt, có 03 nội dung thảo luận chính:

Khai thác sáng chế xanh (bản quyền sở hữu trí tuệ): Giảm thiểu tác động đến môi trường bằng vật liệu tái chế và công nghệ thân thiện với môi trường.

W_ong-chu-manh-quan.jpg
Ông Chu Mạnh Quân

“Mục tiêu của Adidas là đến năm 2024 toàn bộ nguồn nguyên liệu sẽ là tái chế và Châu Âu nói chung là đến 2030. Công nghệ tái chế người ta thế giới đã đi rất sâu và rất xa, chắc chắn là họ sẽ đi trên con đường xanh với độ tuần hoàn tái chế vô hạn.”

Hoạt động khai thác bằng sáng chế này nếu có định hướng đúng đắn chúng ta có thể khai thác được các bằng sáng chế không bảo hộ tại Việt Nam hoặc hết thời hạn bảo hộ. Điểm này năm 2020 chính phủ đã đưa ra và khuyến khích thực hiện.

Trong vòng 10 năm từ năm 2013- 2023 xu hướng nộp đơn tái chế dệt may tăng mạnh đặc biệt là Trung Quốc. Một ví dụ cụ thể tôi có thể kể đến là enzyme biến đổi gen - phàm ăn nhựa, dùng men vi sinh xử lý 2 tấn nhựa trong vòng 10 giờ (tương đương 100.000 chai nhựa hoặc 20.000 áo thun bằng chất vải …)

Ông Chu Mạnh Quân - Chuyên gia tư vấn bảo hộ & khai thác sáng chế Anfazi

Khai thác dữ liệu lớn để ra quyết định - Quản lý hệ thống tối ưu hóa quy trình và giảm lãng phí để phát triển bên vững và tăng trưởng lợi nhuận.

Ông Hồ Vũ Quốc Vương - Đồng sáng lập/CEO công ty GMC :

“Tất cả khâu trong sản xuất đều phải được tính toán, phân tích, báo cáo để mình có hoạch định cụ thể. Hệ thống sẽ tự động rã công việc cho từng dây chuyền, từ đó mình tận dụng nguyên liệu một cách tốt nhất, tối ưu hóa lượng tồn kho đảm bảo công tác sản xuất đúng tiến độ. Hệ thống cho phép mình biết được năng lực của từng dây chuyền may ngay trên Moblie App.”

Tối ưu hóa quá trình để giảm lãng phí và tăng trưởng lợi nhuận

W_ong-phi-anh-tuan.jpg

Ông Phí Anh Tuấn - Đồng sáng lập STS/ Giám đốc VTIC: 

“Nếu chúng ta không tuân thủ theo cuộc chơi của Gen Z: sản phẩm có bao nhiêu tỷ lệ tái chế; nguồn gốc xuất xứ như thế nào; có thể kiểm tra ngay trên điện thoại không, nếu không làm được vậy thì họ không mua.

Chúng ta không đáp ứng được chỉ tiêu của các tiêu chuẩn quốc tế thì là rủi ro, còn đáp ứng được thì lại là cơ hội. Doanh nghiệp ngoài phát triển bền vững, quản trị, khai thác dữ liệu và phân tích dữ liệu tốt, đồng thời phải chứng mình tỷ lệ sử dụng NVL tái chế cao và tiết kiệm năng lượng. Tôi bất ngờ với con số 3 tỷ USD/năm cho vấn đề tiêu thụ năng lượng của ngành dệt may, nếu tiết kiệm chúng ta sẽ làm được rất nhiều việc”

Một số hình ảnh khác: 

W_ba-tran-thi-my-hai-2.jpg
Bà Trần Thị Mỹ Hải-  Chủ tịch HĐQT Cty nghiên cứu đầu tư và phát triển xơ sợi tự nhiên Việt Nam
W_ba-tran-thi-my-hai-ct-hdqt-cong-ty-vietfiber-3-.jpg
Ông Vũ Đức Giang tham quan gian sản phẩm xơ dứa thô, xơ chuối thô, xơ dứa tinh của CTCP nghiên cứu đầu tư và phát triển xơ sợi tự nhiên Việt Nam
W_khai-mac.jpg
Khai mạc hội chợ
W_ong-vu-duc-giang-4-.jpg
Rất đông khách hàng tìm đối tác đến tham dự triển lãm

Các hoạt động xuyên suốt trong khuôn khổ buổi triển lãm từ ngày 27/03 đến ngày 29/03 bao gồm 05 hội thảo chuyên đề của 30 chuyên gia và trên 60 gian hàng các khu trưng bày giới thiệu sản phẩm vải, phụ kiện công nghiệp và các dịch vụ quản lý chuỗi cung ứng bền vững của các doanh nghiệp Hà Lan, Đức, Nhật, Đài Loan, Trung Quốc.


(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Nhiếp ảnh & Đời sống
Dệt may thế hệ Gen Z phải xanh toàn diện
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO