Loại ảnh hiện đại này là những ảnh lồng ghép nhờ kỹ thuật Photoshop. Ảnh tuy “phi lý” nhưng đều là ảnh rất thật được tác giả lồng ghép theo một ý nghĩa chủ đề nào đó mà người xem có thể đoán biết hoặc tìm hiểu ở các tập sách nhỏ chỉ dẫn của bảo tàng MOMA.
Lấy thí dụ như bức ảnh “Theo tác phẩm người Vô hình của Ralph Ellison, phần mở đầu” do nhiếp ảnh gia Jeff Wall thực hiện 2 năm 1999 - 2000, có ý nghĩa như thế nào? Ông giải thích rằng đây là ảnh chụp một người da đen ở Mỹ. Người da đen này buồn vì ban ngày ra đường chẳng ai để ý anh ta, chẳng ai “thấy” anh ta cả. Ban đêm trở về nhà, anh ta bật đèn sáng choang (với hàng trăm bóng đèn treo ở trần nhà) để mọi người chú ý. Tuy vậy, anh ta ngồi xoay lưng về phía người xem. Rốt cuộc chúng ta vẫn chẳng thấy được mặt của anh ta! Ý nghĩa bức ảnh xoáy vào tình trạng phân chủng đang vẫn còn dai dẳng trong tư tưởng người Mỹ hiện đại, dù xã hội vẫn luôn phê phán tình trạng này...
Bức ảnh “Vô đề” của Gregory Crewdson thực hiện năm 2002, nói lên khát vọng môi trường thiên nhiên trong sạch...
Bức ảnh “Hành động nửa đời: tập 3, năm 2003” của nhóm AES&F thực hiện năm 2003, nhắc nhở chiến tranh vẫn không ngớt đe dọa thế giới tương lai...
Nhiếp ảnh hiện đại nhằm sắp xếp hiện thực để đưa vào trong ảnh “trông như thật” để tác giả gửi gắm ý tưởng nhân bản của mình.
Hiện thực và ý tưởng lồng vào nhau trong ảnh rất lý thú.