Chủ tịch Trần Thị Thu Đông và đoàn Hội NSNAVN dâng hương tại Khu di tích lịch sử Quốc gia Địa điểm khai sinh ngành Điện ảnh và Nhiếp ảnh Cách mạng Việt Nam
Đoàn Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam với thành phần gồm toàn bộ các thành viên Ban Thường vụ, Ban Chấp hành, các ban chuyên môn, đơn vị trực thuộc và các Chi hội trưởng cả nước đã có chuyến đi về nguồn ý nghĩa, tổ chức dâng hương tại An toàn khu (ATK), khu Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại đỉnh Đèo De, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên, Khu Di tích Lịch sử đặc biệt quốc gia Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang… nhằm tri ân với lớp đàn anh ở Đồi Cọ năm xưa - lớp người khởi nghiệp từ đây để rồi trưởng thành ở các chiến trường, đặt nền móng cho chúng ta có các thế hệ nghệ sĩ nhiếp ảnh ngày hôm nay.
Khu đồi Cọ, Bản Bắc nguyên là nhà khách của Trung ương Đảng, tối chiếu phim đầu tiên ở chiến khu diễn ra tại đồi Cọ với rạp chiếu bóng khang trang nhất bấy giờ. Đồng chí Phan Nghiêm đã mày mò tìm cách in tráng phim lần đầu tiên thu được tiếng, lồng được nhạc vào phim, sự kiện lịch sử quan trọng này được ứng dụng đưa vào bộ phận Đại hội chiến sỹ thi đua toàn quốc, phim tự quay in, in tráng thu tiếng đầu tiên của điện ảnh cách mạng Việt Nam ở đồi Cọ, Bản Bắc, một kỳ tích, sự kiện trọng đại của nền Điện – Nhiếp ảnh non trẻ của cách mạng Việt Nam. Tại khu đồi Cọ, phóng viên, cán bộ, công nhân viên đã xúc động đón nhận công bố sắc lệnh số 147/SL (ngày 15/3/1953) của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chính thức khai sinh ngành Điện ảnh và Nhiếp ảnh Việt Nam.
Tiếp tục cuộc hành trình về nguồn, đoàn Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh tiếp tục đến dâng hương Khu di tích Quốc gia đặc biệt Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở An toàn khu (ATK) tại Đèo De, xã Phú Đỉnh, huyện Định Hoá, Thái Nguyên. Sau đó đoàn tiếp tục đến thăm lán Nà Nưa ở tỉnh Tuyên Quang – nơi Bác Hồ ở từ tháng 5 đến tháng 8 năm 1945 để chỉ đạo việc chuẩn bị tổng khởi nghĩa và lãnh đạo cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên cả nước. Kết thúc cuộc hành trình về nguồn đầy ý nghĩa các Nghệ sĩ Nhiếp ảnh đã tập trung chụp ảnh lưu niệm trước cây đa Tân Trào - một biểu tượng cách mạng của Thủ đô Khu giải phóng Tuyên Quang. Dưới gốc đa Tân Trào, chiều ngày 16 tháng 8 năm 1945, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đọc bản Quân lệnh số 1, ngay sau đó quân Việt Nam Giải phóng đã làm lễ xuất quân tiến về giải phóng Thủ đô Hà Nội.
Chuyến về nguồn ấm áp đã tạo được ấn tượng tốt đẹp đối với các đại biểu, kết nối tình cảm của những người nghệ sĩ trong dịp về Thủ đô tham dự sự kiện lần này.
--------
Một số hình ảnh trong chuyến hành trình về nguồn:
Khu di tích lịch sử Quốc gia Địa điểm khai sinh ngành Điện ảnh và Nhiếp ảnh Cách mạng Việt Nam tại khu Đồi Cọ, Định Hoá, Thái Nguyên:
Các Nghệ sĩ Nhiếp ảnh nghe thuyết minh về lịch sử khu Đồi Cọ - nơi thành lập ngành Nhiếp ảnh Việt Nam.
Toàn cảnh khu Đồi Cọ.
Các Nghệ sĩ Nhiếp ảnh dâng hương tại bia tưởng niệm tại Địa điểm khai sinh ngành Điện ảnh và Nhiếp ảnh Cách mạng Việt Nam
Ban Chấp hành Hội NSNAVN chụp ảnh lưu niệm tại Khu di tích lịch sử Quốc gia Địa điểm khai sinh ngành Điện ảnh và Nhiếp ảnh Cách mạng Việt Nam
Đoàn chụp hình tại khu Đồi Cọ
Đoàn Hội NSNAVN thăm khu Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đỉnh Đèo De, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên:
Đoàn hành trình về nguồn dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích lịch sử An toàn khu (ATK) Định Hoá
Đoàn thăm Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang
Đoàn chụp ảnh lưu niệm tại lán Nà Nưa
Cây đa Tân Trào.
Bài: NSNA NGUYỄN HOÀ BÌNH
Ảnh: QUANG HỒ - ĐỖ NHUNG - THUỶ ĐẶNG