Các tác phẩm xuất sắc nhất Khu vực Châu Á - Giải Ảnh Báo chí Thế giới năm 2023

Các tác phẩm xuất sắc nhất Khu vực Châu Á - Giải Ảnh Báo chí Thế giới năm 2023

Khánh Linh, Quang Hồ - nguồn ảnh: World Press Photo|16:05 31/03/2023

(NADS) - Ngày 29/3, tại Hà Lan, Tổ chức Ảnh Báo chí Thế giới (World Press Photo) đã công bố 24 tác phẩm xuất sắc nhất của 6 khu vực của Cuộc thi Ảnh báo chí Thế giới năm 2023, các khu vực gồm: Châu Phi, Châu Á, Châu Âu, Bắc và Trung Mỹ, Nam Mỹ, Đông Nam Á và Châu Úc. Năm nay, cuộc thi nhận được hơn 60.000 tác phẩm ảnh của 3.752 tác giả tham gia đến từ 127 quốc gia.

Giải Ảnh Báo chí Thế giới được trao theo 4 hạng mục chính: Ảnh đơn, Câu chuyện, Dự án dài hạn và Định dạng mở.

Từ các tác phẩm chiến thắng Giải Khu vực này, Hội đồng Giám khảo Toàn cầu sẽ tiến hành chấm chung khảo để chọn ra 4 tác phẩm xuất sắc nhất toàn cầu tương ứng với 4 hạng mục để trao Giải Ảnh Báo chí Thế giới của năm 2023.

Dưới đây là các tác phẩm chiến thắng Khu vực Châu Á - Giải Ảnh báo chí Thế giới năm 2023:


1. Hạng mục Ảnh đơn

Tác phẩm: Đám tang của nhà báo Shireen Abu Akleh (Shireen Abu Akleh’s Funeral)
Tác giả: Maya Levin, Mỹ, Tờ Associated Press

Abu Akleh, một nữ phóng viên kỳ cựu của cuộc xung đột Palestine-Israel, đã bị bắn hai ngày trước đó khi đang đưa tin về một cuộc đột kích của quân đội Israel ở Jenin, Bờ Tây. Một nhà báo khác bị thương tại hiện trường. Sau những phủ nhận ban đầu, quân đội Israel đã thừa nhận có "khả năng cao" là Abu Akleh đã bị một binh sĩ Israel bắn.

021_asia_singles_maya-levin_associated-pressq.jpg
Cảnh sát ngăn chặn những người đưa tang đi cùng quan tài của nữ nhà báo Al Jazeera Shireen Abu Akleh, ở Đông Jerusalem, Israel, vào ngày 13 tháng 5 năm 2022. Những người đưa tang vừa đi vừa hô vang “Chúng tôi hy sinh linh hồn và máu của mình cho bạn, Shireen”. Hành động khiêng quan tài đi qua thành phố bị cấm ở đây.

2. Hạng mục Câu chuyện

(Hạng mục câu chuyện gồm từ 4 đến 10 ảnh đơn, được chụp trong năm 2021 và 2022, với ít nhất 4 tác phẩm được chụp trong năm 2022)

Tác phẩm: Cái giá của hoà bình ở Afghanistan (The Price of Peace in Afghanistan)
Tác giả: Mads Nissen, Đan Mạch, Tờ Politiken/Panos Pictures

Sau khi lực lượng Hoa Kỳ và đồng minh rút khỏi Afghanistan vào tháng 8 năm 2021, Taliban trở lại nắm quyền. Các quốc gia khác đã ngừng cung cấp viện trợ và đóng băng hàng tỷ đô la dự trữ của chính phủ gửi ở nước ngoài. Bên cạnh đó, hạn hán dữ dội vào năm 2022 làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng kinh tế. Hiện một nửa dân số cả nước không đủ ăn và hơn một triệu trẻ em bị suy dinh dưỡng trầm trọng (theo Liên Hợp Quốc). Bộ ảnh này ghi lại nhiều khó khăn mà người dân Afghanistan phải đối mặt trong cuộc sống hàng ngày.

022_asia_stories_mads-nissen_politiken_panos-pictures.jpg
Không đủ tiền mua thức ăn cho gia đình, cha mẹ của Khalil Ahmad (15 tuổi) đã quyết định bán quả thận của cậu với giá 3.500 USD. Tình trạng thiếu việc làm và nguy cơ chết đói đã dẫn đến sự gia tăng mạnh mẽ nạn buôn bán nội tạng bất hợp pháp. Herat, Afghanistan, ngày 19 tháng 1 năm 2022.
023_asia_stories_mads-nissen_politiken_panos-pictures.jpg
Phụ nữ và trẻ em xin bánh mì bên ngoài một tiệm bánh ở trung tâm Kabul, Afghanistan, vào ngày 14 tháng 1 năm 2022.
024_asia_stories_mads-nissen_politiken_panos-pictures.jpg
Một bức tranh tường tuyên truyền của Taliban bao phủ bức tường của Đại sứ quán Hoa Kỳ cũ ở Kabul, Afghanistan, vào ngày 13 tháng 1 năm 2022. Phía trước bức tường, những người bán hàng rong, bán cờ Taliban và các hàng hóa khác.
025_asia_stories_mads-nissen_politiken_panos-pictures.jpg
Một trạm kiểm soát được vũ trang của Taliban bên ngoài Bamiyan. Trong nhiều năm, Taliban đã tiến hành chiến tranh du kích chống lại quân đội nước ngoài và quân đội Afghanistan; bây giờ họ phải đề phòng các cuộc tấn công của Nhà nước Hồi giáo. Ngày 12 tháng 1 năm 2022.

3. Hạng mục Dự án dài hạn 

(Hạng mục Dự án dài hạn bao gồm từ 24- 30 ảnh, được chụp trong ít nhất 3 năm, với tối thiểu 6 ảnh được chụp trong năm 2022)

Tác phẩm: Những dòng nước bị chà đạp (Battered Waters) 
Tác giả: Anush Babajanyan, Armenia, VII Agency/National Geographic Society

Bốn quốc gia Trung Á không giáp biển đang đối mặt các vấn đề về cuộc khủng hoảng khí hậu và thiếu sự hợp tác giữa các quốc gia cùng khai thác chung nguồn nước. Tajikistan và Kyrgyzstan, những nước nằm ở thượng nguồn của sông Syr Darya và Amu Darya cần nước vào mùa đông cho các nhà máy năng lượng. Ở hạ lưu, Uzbekistan và Kazakhstan lại cần nước vào mùa hè cho nông nghiệp. Trong lịch sử, các quốc gia trao đổi năng lượng nhiên liệu hóa thạch theo mùa để lấy nước xả từ các đập thượng nguồn, nhưng kể từ khi Liên Xô sụp đổ và sự trỗi dậy của các ngành công nghiệp tư nhân, hệ thống này đã trở nên mất cân bằng. Việc sử dụng nước không bền vững và hạn hán dữ dội gần đây đã tạo nên những thách thức.

026_asia_long-term-projects_anush-babajanyan_vii-agency_national-geographic-society.jpg
Jaynagul Brjieva và gia đình tận hưởng chuyến đi chơi ở suối nước nóng ở Kaji-Say, Kyrgyzstan, vào ngày 9 tháng 3 năm 2021. Một số người cho rằng nước ở đây có đặc tính chữa bệnh.
027_asia_long-term-projects_anush-babajanyan_vii-agency_national-geographic-society.jpg
Sonunbek Kadyrov lái chiếc phà vận chuyển phục vụ ngôi làng Kyzyl-Beyit, Kyrgyzstan, vào ngày 16 tháng 3 năm 2021. Đường chính dẫn vào làng đã bị chặn do lũ lụt trong quá trình xây dựng Đập Toktogul vào những năm 1960.
028_asia_long-term-projects_anush-babajanyan_vii-agency_national-geographic-society.jpg
Những người phụ nữ đến thăm một suối nước nóng nổi lên từ lòng biển Aral khô cạn, gần làng Akespe, Kazakhstan, vào ngày 27 tháng 8 năm 2019. Từng là hồ lớn thứ tư thế giới, Biển Aral đã mất 90% lượng nước kể từ khi nước sông bị được chuyển hướng.
029_asia_long-term-projects_anush-babajanyan_vii-agency_national-geographic-society.jpg
Du khách chụp ảnh Đập Rogun, đang được xây dựng ở miền đông Tajikistan để cung cấp năng lượng thủy điện, vào ngày 22 tháng 3 năm 2022. Con đập cao 335 mét dự kiến hoàn thành vào năm 2028-2029.
030_asia_long-term-projects_anush-babajanyan_vii-agency_national-geographic-society.jpg
Các bé gái băng qua đường ở Norak, Tajikistan, vào ngày 21 tháng 3 năm 2022. Nhà máy thủy điện Norak cung cấp 70% điện năng của đất nước. Mực nước đập giảm 4 mét vào năm 2021.
031_asia_long-term-projects_anush-babajanyan_vii-agency_national-geographic-society.jpg
Một cư dân của ngôi làng Istiqlol, Tajikistan nghỉ ngơi bên cạnh nhà kính của cô ấy trên Sông Vakhsh, một nhánh của Amu Darya, vào ngày 23 tháng 3 năm 2022. Cô ấy sử dụng nước sông để tưới cho dưa chuột của mình.
032_asia_long-term-projects_anush-babajanyan_vii-agency_national-geographic-society.jpg
Dinara (18 tuổi) ngồi cùng một người họ hàng trong ngày cưới của cô ở Muynak, Uzbekistan, vào ngày 27 tháng 10 năm 2019. Từng là một cảng trên biển Aral, Muynak hiện cách bờ biển hơn 150 km. Cha và chồng mới của Dinara đi một khoảng cách xa đến đó để làm nghề nuôi tôm.
033_asia_long-term-projects_anush-babajanyan_vii-agency_national-geographic-society.jpg
Phù sa ở sông Amu Darya ở Uzbekistan khiến nước có màu đỏ sẫm do mực nước sông tiếp tục giảm. 28 tháng 10 năm 2019.

4. Hạng mục Định dạng mở

(Các dự án sử dụng một thể loại hoặc kết hợp các thể loại trong cách tiếp cận vấn đề để kể câu chuyện bằng các phương thức hình ảnh, kỹ thuật như ghép ảnh, chồng, cắt dán ảnh hoặc ảnh ý tưởng, thậm chí là các video ngắn dựa trên ảnh có thời lượng tối đa 15 phút và các dự án ảnh online)

Tác phẩm: Phụ nữ - Cuộc sống - Tự do (Woman, Life, Freedom)
Tác giả: Ẩn danh
Kịch bản, Nhà sản xuất: Hossein Fatemi
Ảnh: 10 nhiếp ảnh gia ẩn danh của Middle East Images
Biên tập viên: Hamid Reza
Thực hiện: Q.S
Tổ chức thực hiện: Middle East Images/Iranwire

Dự án ảnh này được thể hiện dưới dạng video. Dự án các dùng hình ảnh lồng ghép với các hiệu ứng âm thành, lời kể, phỏng vấn các nhân vật để thuật lại một đêm hỗn loạn trong cuộc đời của một y tá người Iran khi cô cứu sống một người biểu tình trẻ tuổi tên là Reza.

Dự án cung cấp những hình ảnh hiếm hoi về sự nguy hiểm mà những người biểu tình trên đường phố Iran phải đối mặt ngày nay. Ngày 16 tháng 9 năm 2022, Mahsa “Jina” Amini, một phụ nữ người Kurd 22 tuổi, đã chết sau khi cô đã bị cảnh sát của Cộng hòa Hồi giáo bắt giữ vì bị cáo buộc vi phạm các lệnh cấm về hạn chế trang phục và hành vi của phụ nữ. Các cuộc biểu tình sau đó nhanh chóng lan rộng khắp cả nước.

Cộng hòa Hồi giáo đã phản ứng bằng cách cắt đứt đường truyền truy cập internet, đàn áp bằng vũ trang các cuộc nổi dậy và kiểm soát chặt chẽ các bệnh viện. Bất kỳ ai bị thương trong các cuộc biểu tình đều có nguy cơ bị bắt giữ nếu vào tìm đến bệnh viện để điều trị.

038_asia_open-format_hossein-fatemi.jpg
Cảnh cắt từ Woman, Life, Freedom
034_asia_open-format_hossein-fatemi.jpg
Cảnh cắt từ Woman, Life, Freedom
035_asia_open-format_hossein-fatemi.jpg
Cảnh cắt từ Woman, Life, Freedom
036_asia_open-format_hossein-fatemi.jpg
Cảnh cắt từ Woman, Life, Freedom

Xem thêm các khu vực khác: Châu Phi; Châu Âu; Bắc và Trung Mỹ; Nam Mỹ; Đông Nam Á và Châu Úc

Xem các Giải Danh dự tại đây.


(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Nhiếp ảnh & Đời sống
Các tác phẩm xuất sắc nhất Khu vực Châu Á - Giải Ảnh Báo chí Thế giới năm 2023
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO