Xã Tam Đỉnh, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An

Bài và ảnh: Quang Dũng|14:30 22/01/2025

(NADS) - Xã Tam Sơn và xã Đỉnh Sơn khi chưa sáp nhập, là hai xã đầu tiên của huyện Anh Sơn, cả hai xã đều giáp huyện Con Cuông và thuộc miền tây của tỉnh Nghệ An. Tam Sơn thuộc bên tả ngạn cách Đỉnh Sơn con Sông Cả chảy về sông Lam, đoạn cong cong và bãi bồi, khi mùa nước cạn tự nó tạo thành một hình giống quả tim thật cân đối, phải chăng hình tượng này, cũng là cái duyên để giờ đây hai xã đã hợp nhất nên một.

Hình quả tim được tạo bởi cồn nổi giữa sông Cả gióng hình quả tim của hai xã Tam Sơn và Đỉnh Sơn.

Xã Tam Sơn nổi tiếng chi tiết mà sử sách, báo chí ghi lại truyền thuyết cây tre mọc ngược, đó là vào khoảng năm 1060, quân Ai Lao làm phản, sang đánh phá miền Tây Nghệ An. Lý Nhật Quang dẫn đầu một đoàn quân lớn đi dẹp loạn. Sau khi đánh thắng quân Ai Lao, lấy lại sự bình yên, Lý Nhật Quang kéo quân trở về.
Khi đi đến địa phận Khe Chè trên một đỉnh đồi (Tam Sơn) bà con địa phương tiếp đón, chúc mừng chiến thắng. Trước sự tiếp đón chu đáo cảm động của bà con, Lý Nhật Quang cùng quân lính dừng lại trò chuyện với người dân địa phương, ông cầm cái điếu cày, hút một hơi dài rồi chọc điếu xuống đất, cái điếu là một đoạn thân tre lộn ngược, sau đó, từ chiếc điếu mọc lên một cây tre luôn vít đầu xuống rồi mới uốn ngọn thẳng lên trời. Người dân tin rằng, đó là loài tre đặc biệt, có dấu tích lịch sử liên quan đến Uy Minh Vương Lý Nhật Quang.

Khóm tre mọc ngược, cành ra là hướng xuống đất

Địa hình xã Tam Sơn là miền núi, nên lắm núi, nay nhiều đồi keo tràm và có số lượng hồ đập đáng kể, bãi ngô mênh mông, ruộng lúa xen kẽ núi đồi xanh mướt; Thiên nhiên ưu đại cho Tam Sơn có rất nhiều cây gạo trước đây mọc tự nhiên để chống xói mòn và lũ lụt, cứ đến mùa tháng 3 hoa gạo nở rực rỡ nên xã đã hình thành ý tưởng và đã tổ chức được một “Lễ hội h oa gạo” xã Tam Sơn đầu tiên năm

2024 rất thành công

Lễ hội Hoa gạo xã Tam Sơn 2024

Đỉnh Sơn khi chưa sáp nhập là một xã rất thuận lợi vì địa hình cơ bản là bên hữu ngạn không phải cách trở đi đò ngang với trước đây hoặc qua cầu như bây giờ. Xã Đỉnh Sơn trực tiếp với QL 7A và ra hướng cầu Cây Chanh có thể đi đến huyện Tân kỳ và Quỳ Hợp. Đỉnh Sơn có cây chủ lực là ngô, màu và cam quả… Mật độ dân cư đông, tập trung vùng chợ Cây Chanh là trung tâm hàng hoá, thực phẩm, rau củ quả, đầu mối cơ bản cung cấp các mặt hàng thiết yếu cho cả 6 xã: Tam, Đỉnh Cẩm, Thành, Bình, Thọ; Đây cũng là thị trường cung cấp một nhánh cho huyện Tân Kỳ; Nông trường Bãi Phủ trước đây và một phần huyện Con Cuông.

Toàn cảnh trung tâm xã Đỉnh Sơn
Cầu Cây Chanh nối từ xã Đỉnh Sơn sang Tam Sơn

Thực hiện Nghị quyết số 1243 của Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa XV về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Nghệ An giai đoạn 2023 - 2025, Ngày 9-12-2024 huyện Anh Sơn đã thành lập xã Tam Đỉnh trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Tam Sơn và xã Đỉnh Sơn với nhau. Sau khi thành lập, xã Tam Đỉnh có diện tích tự nhiên là 36,84 km2 và quy mô dân số là 10.958 người. Khi được sáp nhập cấp uỷ, chính quyền huyện và xã đã tiến hành các bước làm quy trình nhân sự các cấp theo đúng luật định. 

Lãnh đạo huyện tặng hoa chúc mừng xã sau lễ công bố sáp nhập xã Tam Sơn và xã Đỉnh Sơn thành một xã Tam Đỉnh.

Nay đã hợp nhất thành một xã lớn lấy tên là xã Tam Đỉnh, dưới đường lối và sự chỉ đạo của các cấp trên. Đảng bộ và Chính quyền cùng các Ban, Ngành của xã Tam Đỉnh đang tập trung ổn định tổ chức, khắc phục và chỉ đạo phát triển kinh tế và các lĩnh vực khác… Hy vọng lộ trình ổn định và chỉ đạo sẽ được nhanh và chuản mực, để đem lại đời sống vật chất và tinh thần của người dân đi lên theo tiến trình chung của xã hội.


(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Nhiếp ảnh & Đời sống
Xã Tam Đỉnh, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO