.jpg)

Hình ảnh chiếc khăn rằn không chỉ như một dấu ấn văn hóa đặc trưng của Nam Bộ, mà còn mang một ý nghĩa thiêng liêng, sâu sắc về lịch sử và lòng tri ân. Qua từng giai đoạn lịch sử, chiếc khăn rằn đã trở thành hình ảnh tiêu biểu cho tinh thần kiên cường, bất khuất của người dân vùng đất phương Nam.
.jpg)
Chương trình Vũ hội khăn rằn quy tụ hơn 1.000 diễn viên, người mẫu, người nổi tiếng tham gia - Ảnh Trần Duy Ngoãn
.jpg)
Dạt dào cảm xúc với "Vũ hội khăn rằn". Ảnh Trần Duy Ngoãn


Đến hôm nay, khăn rằn vẫn hiện diện trong đời sống hiện đại như một niềm tự hào, một biểu trưng văn hóa giàu bản sắc và nhân văn, nối liền quá khứ oai hùng với hiện tại năng động, sáng tạo, thân thiện và nghĩa tình.

Chương trình đã thắp lên một không gian nghệ thuật đậm chất Nam Bộ, chan chứa tự hào dân tộc - Ảnh Trần Duy Ngoãn.

Hình ảnh chiếc khăn rằn không chỉ như một dấu ấn văn hóa đặc trưng của Nam Bộ, mà còn mang một ý nghĩa thiêng liêng, sâu sắc về lịch sử và lòng tri ân.


Qua từng giai đoạn lịch sử, chiếc khăn rằn đã trở thành hình ảnh tiêu biểu cho tinh thần kiên cường, bất khuất của người dân vùng đất phương Nam. Đây là một tác phẩm có nội dung sâu sắc mang âm điệu dân gian pha nhịp đập hiện đại, như chính hơi thở kiêu hãnh và tình yêu tha thiết của người dân phương Nam với quê hương, đất nước. Với mong muốn sau lễ hội này, chương trình “Vũ hội khăn rằn” được người dân yêu mến, sẽ trở thành tác phẩm dân vũ cộng đồng được tiếp tục lan tỏa vào đời sống xã hội, trở thành màn trình diễn mang thông điệp đặc trưng về văn hóa Nam Bộ và Việt Nam, được sử dụng trong mọi cuộc sinh hoạt văn hóa và giao lưu quốc tế.


“Vũ điệu khăn rằn” được thực hiện với những giai điệu dân gian pha trộn cùng nhịp điệu hiện đại, tạo nên một không gian nghệ thuật vừa sâu sắc, vừa tươi mới. Bài hát chủ đề "Vũ hội khăn rằn – Dáng hình quê hương" do Quỳnh Xuân viết lời mới dựa trên điệu Lý bông dừa, được NSƯT Võ Thanh Liêm phối khí, trình bày qua giọng ca sâu lắng của ca sĩ Bích Phượng. Được biết, hiện nay có nhiều nhạc sĩ đang chuẩn bị nghiên cứu hòa âm, phối khí tác phẩm theo nhiều phong cách khác nhau, sẽ góp phần làm phong phú và tạo sự lan tỏa mạnh mẽ tác phẩm trong đời sống xã hội. Các nhạc sĩ Đức Trí, Tiến Đạt, Dương Khắc Linh, Minh Vy…các biên đạo múa Trần Tuấn, Đoan Trinh và nhiều biên đạo trẻ cũng đang nổ lực sáng tạo nhằm góp phần đa dạng hóa sắc thái âm nhạc cho “Vũ điệu trăng rằm – Dáng hình quê hương”.