Vietfiber tiên phong cuộc cách mạng "xanh hóa" cho sự bền vững ngành dệt may

Tuấn Huy|12:44 13/05/2024

(NADS) - Bà Trần Thị Mỹ Hải - Chủ doanh nghiệp Vietfiber, đã khẳng định vị thế của mình bằng việc giới thiệu xơ tre vào ngành dệt may tại Việt Nam, trở thành người tiên phong trong lĩnh vực này. Với tinh thần không ngừng sáng tạo và nghiên cứu, bà tiếp tục đưa ra thị trường các sản phẩm mới như xơ dứa và xơ chuối, mang trong mình mong muốn cung cấp nguyên liệu tự nhiên, bền vững cho ngành dệt may cả trong nước và trên toàn thế giới.

Niềm đam mê với nghiên cứu về xơ sợi tái chế 

Từng có thời gian và nhiều kinh nghiệm khi làm việc tại Công ty cổ phần Dệt May Hà Nội (HANOSIMEX) - là một trong những công ty cung ứng Sợi - Dệt - May lớn của Việt Nam từ năm 1998. Song, bà Trần Thị Mỹ Hải vẫn luôn đau đáu về những nghiên cứu của mình về xơ sợi tái chế tự nhiên. Sau 6 năm dài công tác, đến 2004, bà quyết định chuyển sang Viện nghiên cứu dệt may để hiện thực hoá niềm đam mê của mình.

img_7154-2.jpg
Bà Trần Thị Mỹ Hải - Chủ tịch HĐQT Vietfiber

Năm 2008, nhận thấy tiềm năng của ngành dệt may trong tương lai có nhiều điểm chung với các nghiên cứu của mình trước đó, bà đã có đề tài với Sở khoa học công nghệ Hà Nội về sản xuất khăn tắm và bít tất từ sợi tre.

Tuy nhiên, để tồn tại trong một thị trường mới chớm thì không thể không tránh khỏi những khó khăn và đầy thách thức. Để có nguồn lực duy trì cho những nghiên cứu tiếp theo của mình, bà Hải lại một lần nữa tạm gác lại đam mê và rẽ hướng sang ngành xây dựng và cầu đường vào năm 2018.

Những khó khăn trong quá trình sản xuất 

Sau một thời gian dài nỗ lực trước vô vàn khó khăn, tháng 08/2023, bà quyết định quay trở về làm nghiên cứu xơ sợi. Bà cùng Vietfiber đã sản xuất ra xơ dứa, bằng phương pháp cơ học 100%, không sử dụng nước trong quá trình phân tách xơ nên không ảnh hưởng đến môi trường đất và nước. Đồng thời, những tấm vải đầu tiên được kéo sợi và dệt bằng xơ dứa cũng được ra mắt.

img_7161-2.jpg
Sản phẩm từ xơ dứa, xơ chuối - sản phẩm tái chế 100% cơ hữu

Bà Hải cho biết, với mong muốn tạo ra nguồn nguyên liệu mang tính bền vững để cung cấp cho ngành dệt may, nhất là từ sản phẩm tái chế có sẵn từ ngành nông nghiệp của nước nhà, thì quá trình sản xuất của Vietfiber cũng gặp phải rất nhiều khó khăn lúc ban đầu. Đặc biệt là thiếu các thiết bị, máy móc để vận hành.

440346988_122133543896233126_9144405276879307670_n.jpg
Quy trình sản xuất xơ dứa 

Tuy nhiên, thời điểm hiện tại Vietfiber đã hoàn toàn tự chủ được các vấn đề trên và áp dụng dây chuyền sản xuất công nghệ mới đạt năng suất cao gấp 8 - 10 lần so với các thiết bị trên thị trường. Cụ thể, khai thác xơ đạt từ 32 - 40kg/ngày so với thị trường chỉ 4kg/ngày.

Hướng đến sự “xanh hóa” và bền vững

"Vietfiber sẽ dịch chuyển và phát triển nhà máy về các vùng trồng dứa trong nước, kết hợp với người nông dân, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật sản xuất. Sau đó, sẽ thu mua lại sản phẩm xơ thô để tạo ra một quy trình khép kín và có tính liên tục, bền vững", Bà Hải chia sẻ về định hướng chiến lược tiếp theo của Vietfiber. 

Đồng thời, Vietfiber cũng tập trung vào việc xây dựng đội ngũ kiểm soát chất lượng sợi đầu vào để đảm bảo sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn cao nhất, phục vụ cả thị trường trong nước và quốc tế. Đây hứa hẹn là bước đi quan trọng, góp phần thúc đẩy sự bền vững và phát triển của ngành dệt may trong tương lai.


(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Nhiếp ảnh & Đời sống
Vietfiber tiên phong cuộc cách mạng "xanh hóa" cho sự bền vững ngành dệt may
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO