Tài chấm sửa ảnh mọng ở Lai Xá

VAPA|11:55 21/10/2008

Một nghề hiện đại du nhập từ phương Tây nhưng dưới sự chỉ dạy của cụ Nguyễn Đình Khánh, dân đinh trong làng đã tiếp thu khá nhanh và tạo ra được một dấu ấn riêng. Nói đến cái tài của thợ ảnh Lai Xá không thể không nhắc tới khả năng chấm sửa ảnh.


Ảnh mọng là bức ảnh thật nổi hình khối, trông như tranh vẽ. Những bức ảnh chân dung được người Lai Xá chấm sửa có người còn ví von, có thể dùng tay véo vào má được. Người Lai Xá có thể chấm sửa ảnh cũ trở nên sắc nét và mọng hơn nhiều so với xử lý qua kỹ thuật số. Bằng đôi bàn tay khéo léo, người thợ ảnh mang lại “cái hồn” cho bức ảnh.


Chấm sửa ảnh là công đoạn thuộc khâu buồng sáng để biến những bức ảnh đẹp hơn và hoàn chỉnh hơn. Công đoạn này đi vào tiểu tiết, đòi hỏi người thợ phải thật khéo léo, tỉ mỉ, kiên trì. Nguyên tắc chấm sửa ảnh là làm sao cho bức ảnh mọng và nổi, liền và mịn nhưng vẫn giữ được nét tự nhiên, sửa ảnh để ảnh có thần hơn, thẩm mỹ hơn. Tùy theo yêu cầu của khách hàng người thợ có thể sửa ảnh hoặc tô màu lên ảnh. Dụng cụ cần thiết để chấm sửa ảnh đơn giản: vài chiếc bút lông, mảnh thủy tinh, nguyên liệu là giấy màu, mực tàu. Pha màu là bước đầu tiên, đây là bước khó đòi hỏi người thợ có cảm quan thẩm mỹ về màu sắc sao cho khi chấm màu lên ảnh không bị vênh so với màu gốc trong ảnh.

<_v3a_shapetype id="_x0000_t75" coordsize="21600,21600" spt="75" preferrelative="t" path="m@4@5l@4@11@9@11@9@5xe" filled="f" stroked="f"><_v3a_stroke joinstyle="miter"><_v3a_formulas><_v3a_f eqn="if lineDrawn pixelLineWidth 0"><_v3a_f eqn="sum @0 1 0"><_v3a_f eqn="sum 0 0 @1"><_v3a_f eqn="prod @2 1 2"><_v3a_f eqn="prod @3 21600 pixelWidth"><_v3a_f eqn="prod @3 21600 pixelHeight"><_v3a_f eqn="sum @0 0 1"><_v3a_f eqn="prod @6 1 2"><_v3a_f eqn="prod @7 21600 pixelWidth"><_v3a_f eqn="sum @8 21600 0"><_v3a_f eqn="prod @7 21600 pixelHeight"><_v3a_f eqn="sum @10 21600 0"><_v3a_path extrusionok="f" gradientshapeok="t" connecttype="rect">




Những tác phẩm được triển lãm của các nghệ sĩ làng ảnh Lai Xá


Đầu tiên người thợ cắt một mẩu giấy màu vào đĩa, sau đó cho ít nước vào, di di để giấy ra màu, nghiêng đĩa màu sẽ kết tinh và khô lại. Pha màu là khâu quan trọng nhỏ vài giọt nước vào cục bút. Khi chấm vào chỗ màu kết tinh, nước đẩy ra, màu hút lên trên, có như vậy màu mới ra đều, đạt hiệu quả cao trong quá trình tô màu.


Khâu thứ hai là chỉnh sửa ảnh. Ảnh đen trắng tô màu, tảy màu được, ảnh màu không tảy được màu cũ chỉ có chấm màu lên. Khâu này có ba bước nhỏ. Bước một là chấm hết bụi bẩn, lấm tấm vệt mờ để phông ảnh được nhẵn. Bước hai là sửa loang, làm nhẵn chấm loang để cho ảnh mịn màng dùng phương pháp tẩy hoặc chấm loang. Bước ba là cắt gọt tức là cắt bỏ những phần thừa, xấu để bức ảnh đẹp hơn. Cách nhấn bút khi tô màu là cả một nghệ thuật. Chỗ nào màu nhạt thì nhấn nhẹ, chỗ nào màu đậm thì nhấn mạnh hơn.


Thợ ảnh Lai Xá với cây bút thần kỳ, đôi bàn tay vàng làm cho bức ảnh thật hài hòa, mọng ảnh, nâng cao tính thẩm mỹ. Những ngọn "bút thần" trong chấm sửa ảnh như cụ Phạm Văn Uyển, Phạm Văn Tửu. Thế hệ sau này có nghệ nhân Phạm Đăng Hưng, Nguyễn Hữu Quý được ca ngợi là đem lại linh hồn cho ảnh.


(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Nhiếp ảnh & Đời sống
Tài chấm sửa ảnh mọng ở Lai Xá
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO