Trong cuộc sống hiện đại và trong quá trình giao lưu hội nhập văn hóa, yếu tố văn hóa truyền thống của các vùng miền thường bị thay đổi. Trong tình hình này, nghệ nhân đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn và chống lại sự mất mát các yếu tố bản sắc và đặc trưng của văn hóa địa phương. Họ là những người lưu giữ lại di sản văn hóa và là linh hồn của cộng đồng, đồng thời cũng là nguồn lưu trữ lớn về văn hóa và giá trị của cộng đồng . Việc hiểu đúng vai trò của nghệ nhân trong việc bảo tồn và phát triển giá trị di sản văn hóa cho cộng đồng địa phương là vô cùng quan trọng để đảm bảo sự phát triển bền vững.
Nghệ nhân, với vai trò là di sản sống cũng là thành viên trong cộng đồng, có khả năng lưu giữ và truyền tải những giá trị di sản của địa phương, nghệ nhân đóng góp vào việc truyền dạy các điệu nhạc dân gian, những màn vũ công long phượng và những nghề thủ công truyền thống, lễ hội truyền thống cho thế hệ trẻ.
Trong việc xây dựng cuộc sống văn mình hiện đại, thông qua truyền dạy và học tập, nghệ nhân giúp người dân thay đổi nhận thức, loại bỏ những hủ tục lạc hậu trong cộng đồng. Họ cũng đóng vai trò trong việc dạy dỗ và truyền nghề về bản sắc văn hóa riêng của địa phương , từ đó khuyến khích mọi người cùng nhau bảo tồn những giá trị văn hóa tốt đẹp của địa phương mình .
Tuy nhiên, trước sự giao lưu và hội nhập mạnh mẽ, số lượng nghệ nhân dân gian trong cộng đồng còn ít và ít có người kế thừa thay thế. Để giải quyết mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển, ngoài vai trò của Nhà nước trong quản lý và định hướng, chính sách hiệu quả về bảo tồn văn hóa di sản. Đồng thời, cần tạo ra cơ chế đặc biệt để hỗ trợ, đào tạo và trao truyền kiến thức cho thế hệ trẻ, đặc biệt là những nghệ nhân có uy tín chuyên môn trong cộng đồng, nhằm bảo tồn và phát triển di sản văn hóa địa phương.