Đấy là điều có thật và cần quan tâm bổ cứu. Nhưng xét cho cùng đấy lại là điều bất cập của sự vận hành giữa nền kinh tế thị trường và báo chí trong đó có nhiếp ảnh. Ở hệ thống báo chí quốc gia, hoạt động của người làm báo và các tấm ảnh được vận hang theo hai nửa cơ chế: Bao cấp nửa vời và thị trường nửa vời. Chính sự nửa vời này đã làm cho chất lượng báo chí – nhất là ảnh báo chí không bùng phát lên được. Tại sao các tòa soạn báo lại có hai loại báo chí: Tờ chính thống và tờ phụ trương, còn phụ trương làm làm kinh tế nuôi cả phụ lẫn chính. Đôi khi ngược lại chính nuôi phụ để tăng thêm cho chính ngoài lương. Phần lớn ảnh ở tờ báo chính được bao cấp thì khô cứng và đơn điệu. Còn ảnh ở tờ phụ thì mát mẻ hơn, đời hơn, câu khách hơn, đôi khi có nghệ thuật hơn.
Cùng một bức ảnh có tờ báo chính chỉ trả khoảng 50.000đ, nhưng tờ báo phụ có thể trả từ 200.000đ đến 300.000đ và cao hơn nữa. Sự chênh lệch này tự nhiên nhắc nhà nhiếp ảnh hướng tới tờ phụ, tờ của kinh tế thị trường.
Về tổ chức và quản lý – tờ báo chính được xếp đặt theo khung Nhà nước, lương bậc cũng theo quy định chung của bảng lương của Bộ Tài chính đề ra.
Trong khi đó ở tờ báo phụ thù lao được trả theo cơ chế thị trường như khoán số lượng bài, ảnh, trả theo tỷ lệ phát hành, hoặc mua đứt bán đoạn… ông chủ của tờ báo phụ hoặc các tờ báo kinh doanh thì không nhất thiết là báo có tài viết lách hoặc chụp ảnh giỏi, mà cái cần nhất của họ là tài mua bán chất xám báo chí, tài tổ chức gọn nhẹ, hiệu quả, sự quyết đoán công việc và nhân sự. Bộ máy của các tổ chức kinh doanh gọn nhẹ, năng động, hiệu quả, lương cao. Trong khi đó, bộ máy của các tờ báo bao cấp thì cồng kềnh, ì ạch, tốn kém, lương thấp. Nhưng sau nhiều năm điều chỉnh thì lương của các tờ báo cao cấp cũng đã được nâng lên do nhiều nguồn thu nhập, nhưng chất lượng bài viết, ảnh chụp không được nâng lên tỷ lệ thuận theo mức thu nhập, mà ngược lại nó vẫn trùng trình, nhang nhác như trước.
Ta hãy lướt qua việc sử dụng ản h của một số tờ báo chính trị, xã hội như: Nhân dân, Quân đội Nhân dân, Tin tức, Văn hóa – Thể thao, Lao động, Thanh niên, Hà Nội mới, Sài Gòn giải phóng và hơn 60 tờ báo của các tỉnh, thành phố. Nhìn chung các tờ báo này dùng ảnh theo dạng tin tức, minh họa và có dùng các thể loại ảnh như: ảnh tường thuật, ảnh phóng sự, ảnh bình luận và ảnh tài liệu… Nhưng rất tiếc là ít ảnh mang tính khám phá, gây chấn động, gây ấn tượng và hấp dẫn. Sẽ có nhiều lý do trực tiếp giải thích cho hiện tượng này nhưng cái chính là thiếu nguồn ảnh chất lượng cao và thiếu người chọn ảnh, biên tập ảnh và trình bầy báo tài hoa, sắc sảo. Những người có thể làm cho tờ báo sinh động hơn vẫn bị cái vòng bao cấp rang buộc. Họ thiếu một động lực để thăng hoa sáng tạo. Song song với các tờ báo chính trị, xã hội và các tờ báo nghệ thuật, các tờ báo thông tin đời sống mang tính quảng cáo, giải trí có chú ý tới sức hấp dẫn của nhiếp ảnh và nghệ thuật trình bầy, kỹ thuật in và phương thức phát hành như: Tờ Thời trang trẻ của Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh… Đây là những tờ tạp chí chững chạc, có số lượng phát hành cao, được nhiều bạn đọc yêu thích. Các tờ tạp chí này không có nhiều phóng viên ảnh họ mua ảnh là chính.
Chính phương thức mua ảnh của các tòa soạn đã sinh ra một lực lượng nhiếp ản h tự do. Những nhà nhiếp ảnh này không lệ thuộc một cơ quan báo chí nào, họ chịu sự cạnh tranh của đồng nghiệp, sự va đập của xã hội, sự thách thức của thời gian… Họ là những nhà nhiếp ảnh của cơ chế thị trường, thị trường báo chí cần họ, ngược lại họ cũng cần thị trường báo chí. Ở nước ta, đội ngũ nàu mới sơ khai, nhưng nó là sản phẩm tất yếu của báo chí thời kinh tế thị trường, Khi nào cơ chế nửa bao cấp, nửa kinh tế thị trường khép lại, náo chí ta bước hẳn sang cơ chế thị trường thì lúc đó chất lượng ản h báo chí sẽ tự khắc được nâng cao. Một bức ảnh sẽ được bình giá theo một cơ chế, theo một hệ quy chiếu rõ rang, cái tốt đẹp sẽ nổi lên, cái yếu kém sẽ chìm xuống. Cũng như giải đoạn trước đây, chỉ có một hệ bao cấp, đầy rẫy khó khăn, nhưng nhà báo và xã hội có chung một cảnh ngộ, họ dễ chia xẻ cho nhau, nên cái tốt đẹp cũng dễ nổi lên, cái yếu kém phải lùi bước, chìm xuống rất nhanh. Vậy giai đoạn quá độ hiện nay, ta càng phải tỉnh táo định hướng cho sự phát triển của báo chí theo qui định của xã hội hiện hành. Cần cho nó một cơ chế thích hợp không thể nửa vời. Chúng ta phải thừa nhận có tờ báo được bao cấp, bao cấp đủ mạnh đàng hoàng cho phóng viên, biên tập tinh nhuệ và chất lượng đàng hoàng cho từng ản h, từng trang in. Làm sao bao cấp ra bao cấp, thị trường ra thị trường. Một bức no chỉ cần cơ chế để nó sinh ra và tồn tại theo nhu cầu thông tin, xã hội. Từ đó, tác giả của nó không bị phân than mà phải tập trung nội lực vào một hướng đi của nghề nghiệp. Đây mới là điểm xuất phát cơ bản để sang lọc nhân tài, sàng lọc tác phẩm góp phần nâng cao chất lượng ảnh báo chí nước ta hiện nay.
Chu Chí Thành
Chủ tịch Hội NSNAVN