Hội Chiến sĩ thành cổ Quảng Trị năm 1972 với nhiều hoạt động tri ân, uống nước nhớ nguồn

Trần Duy Ngoãn|15:03 18/04/2024

Cuộc chiến đấu 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ Quảng Trị (28/6/1972 - 16/9/1972) là một trong sự kiện tiêu biểu thể hiện khát vọng độc lập, tự do, thống nhất đất nước của dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vĩ đại.

W_qt6.jpg
Cán bộ chiến sĩ Hội thành cổ Quảng trị 1972 Tỉnh Quảng Trị và các tỉnh trong cả nước viếng nghĩa trang Liệt sĩ Đường 9
W_qt2.jpg
Cán bộ chiến sĩ Hội thành cổ Quảng Trị 1972 tỉnh Quảng tri và các tỉnh bạn dâng hương tại Đài tưởng niệm Liệt sĩ Thành cổ Quảng Trị 

Trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc, Quảng Trị là địa đầu của hai chiến tuyến, tỉnh Quảng Trị nói chung, thị xã Quảng Trị, đặc biệt là Thành cổ nói riêng trở thành nơi tập trung sự quan tâm đặc biệt cả về quân sự, chính trị và ngoại giao. Cuộc chiến đấu 81 ngày đêm mùa hè 1972 để giữ vững Thành cổ trở thành sự kiện quan trọng trong lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta. Góp phần quyết định vào thắng lợi của cuộc đấu tranh ngoại giao, buộc Mỹ phải ký kết Hiệp định Pari ngày 27-1-1973, mở đường cho đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, khẳng định lòng yêu nước nhiệt thành, sự hy sinh cao cả cho chính nghĩa, vì sự nghiệp vĩ đại của nhân dân Việt Nam.

W_khai-macxj-dh.jpg
Tại TP Đông Hà đã diễn ra Đại hội lần thứ II - Nhiệm kỳ 2024-2029 Hội Chiến sĩ Thành cổ Quảng Trị 1972 tỉnh Quảng Trị.

Cuộc chiến đấu 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ, thị xã Quảng Trị đã góp phần tạo nên bước ngoặt lịch sử làm thay đổi cục diện chiến tranh, buộc đế quốc Mỹ phải nối lại đàm phán và đi đến ký kết Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam, công nhận nền độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam; góp phần tạo tiền đề để quân và dân ta mở Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, làm nên Đại thắng mùa Xuân 1975, thực hiện trọn vẹn di nguyện thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu cho Bắc-Nam sum họp một nhà, Tổ quốc Việt Nam thống nhất.

W_0p8a6287.jpg
Ban Chấp hành Hội chiến sĩ thành cổ Quảng Trị 1972 Tỉnh Quảng Trị - nhiệm kỳ II - 2024-2029

52 năm đã trôi qua, khúc tráng ca của 81 ngày đêm lịch sử (từ ngày 28/6 đến 16/9/1972) đã lùi xa, những dấu tích về trận đánh không còn nhiều, các nhân chứng sống dần một ít đi, nhưng mảnh đất năm xưa, con người năm ấy mãi mãi được khắc ghi như một biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Ngày nay, Thành cổ Quảng Trị là nơi khắc dấu những chiến công bất tử của quân, dân Quảng Trị nói riêng và cả nước nói chung; nơi giáo dục truyền thống yêu nước, truyền thống cách mạng cho hôm nay và cho các thế hệ mai sau. Quảng Trị hôm nay đã vươn lên mạnh mẽ với một sức sống mới, viết nên câu chuyện cổ tích có thật về “đất thép nở hoa."

W_a.jpg
Chương trình nghệ thuật chào mừng

Hội thành cổ Quảng Trị năm 1972 tỉnh Quảng Trị hiện nay với 2263 hội viên, sinh hoạt tại 58 tổ chức phân chi hội trong tỉnh, là những chiến sĩ bảo vệ thành cổ và Thị xã Quảng Trị năm xưa nay hầu hết là tuổi cao, sức khỏe hạn chế. Song, những năm qua luôn bám sát chương trình hành động của Hội Chiến sì thành cổ Quảng Trị năm 1972 toàn quốc, gắn với các sự kiện của đất nước có nhiều hoạt động thiết thực. Bám sát các sự kiện như: Kỷ niệm 45, 50 năm giải phóng tỉnh Quảng Trị và sự kiện 81 ngày đêm chiến đấu bảo vệ thành cổ Quảng Trị mùa hè đỏ lửa năm 1972; kỷ niệm ngày Thương binh liệt sĩ 27/7 hàng năm, cùng với các sự kiện trọng đại của đất nước và tỉnh Quảng Trị. Ban Chấp hành Liên Chi hội luôn chỉ đạo các cấp hội coi trọng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho Hội viên, phát huy bản chất của anh bộ đội Cụ Hồ, tin tưởng vào chủ trương chính sách và sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, tích cực tham gia thực hiện cuộc vân động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh”, gương mẫu hưởng ứng các phong trào cách mạng do địa phương phát động, góp phần làm ổn định tình hình an ninh trật tự và an toàn xã hội ở địa phương. Nhiều tổ chức hội cấp huyện, xã, phường đi vào hoạt động có nề nếp, điển hình như các huyện: DaKrông, Hướng Hóa, Triệu Phong, Do Linh, Vĩnh Linh, thành phố Đông Hà…và nhiều phân chi hội. Nhiều việc làm như tìm kiếm, cung cấp thông tin, tri ân liệt sĩ và nghĩa tình đồng đội, “Uống nước nhớ nguồn, tri ân đồng đội, nghia tình đồng chí” Liên Chi hội đã thường xuyên tạo sự phối hợp giữa hội viên các Chi hội với Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, Sư đòn 968, đơn vị 584 tỉnh đội Quảng Trị, Đoàn kinh tế quốc phòng 337 Bộ quốc phòng để cung cấp thông tin liên quan đến việc tìm kiếm hài cốt liệt sĩ trên địa bàn tỉnh Quảng Trị… Thực hiện chương trình hành động “Tri ân đồng đội, ngĩa tình đồng chí” do Hội toàn quốc phát động, hàng năm đã tổ chức cho hàng trăm hội viên tham gia đoàn đến dâng hương, dâng hoa tại nghĩa trang liệt sĩ Trưởng Sơn, Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Đường 9, Đài tưởng niệm thành cổ Quảng Trị và nhà lưu niệm hai bờ Nam Bắc sông Thạch Hãn vào các ngày lễ lớn, tổ chức chương trình “Lễ hội linh thiêng Thành Cổ” vào tháng 7 hàng năm. Phối hợp với Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Trị và Ban Đạo tràng Phật tử tổ chức Đại lễ cầu siêu tri ân liệt sĩ trong các năm 2017, 2018, 2019, 2021 là nghĩa cử hết cao đẹp đối với đồng đội đã hy sinh.

W_manh-dat-hoang-tan-nam-xu-nay-da-va-dang-sinh-soi-dam-choi-nay-loc.jpg
Mảnh đất hoang tàn năm xư nay đã và đang sinh sôi, đâm chồi nảy lộc

Trong hoạt động “Nghĩa tình đồng đội” từ năm 2016 đến nay, được sự quan tâm của Hội toàn quốc, thông qua các nhà hảo tâm, tài trợ cho các Hội viên Liên Chi hội được 45 ngôi nhà “Ấ tình đồng đội” vơi số tiền 2,51 tỷ đồng và hàng trăm sổ tiết kiệm mỗi sổ 5 triệu đồng, hàng ngàn suất quà, mỗi suất 300 đến 5 trăm ngàn đồng… góp phần làm ấm áp tình người, nghĩa tình đồng đội làm ấm lòng Hội viên trong những lúc khó khăn hoạn nạn.


(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Nhiếp ảnh & Đời sống
Hội Chiến sĩ thành cổ Quảng Trị năm 1972 với nhiều hoạt động tri ân, uống nước nhớ nguồn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO