Cứ mỗi độ tháng Sáu về - Lạm bàn nhiều cảm xúc đong đầy với nghề báo

Minh Sơn|14:36 05/06/2023

(NADSO) - Hàng năm, cứ mỗi độ tháng Sáu đến trong cái trong veo của thiên thanh. Khi những đám mây trắng lập lờ trên nền trời cao, trong vắt với những hương thơm còn ấp ủ trong lòng đất như đợi chờ thắp lên những ước mơ cho ngày mai.

(NADS) - Hàng năm, cứ mỗi độ tháng Sáu đến trong cái trong veo của thiên thanh. Khi những đám mây trắng lập lờ trên nền trời cao, trong vắt với những hương thơm còn ấp ủ trong lòng đất như đợi chờ thắp lên những ước mơ cho ngày mai.

Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC), Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật & Kinh tế hội nhập (IRLIE) luôn hướng đến các nhà báo, phóng viên của các cơ quan thông tấn báo chí trên khắp cả nước. Cụ thể, cũng như mọi năm, vào sáng ngày 17/06/2023 tới đây, tại số 1256, đường Võ Văn Kiệt, phường 10, quận 5, TP.HCM – Viện IMRIC phối hợp Viện IRLIE tổ chức buổi gặp mặt nhằm hướng đến chào mừng 98 năm Ngày báo chí cách mạng Việt Nam, là dịp để tri ân, gặp gỡ các nhà báo, phóng viên cùng nhau ôn lại những truyền thống tốt đẹp của những nhà báo đi trước… Đồng thời, ra mắt Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tầm (TTLCC) để hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp, người dân, tổ chức, người lao động…

de-doa-tinh-mang-nha-bao-co-the-bi-phat-den-100-trieu-dong.jpg
Ảnh minh hoạ

Tôi đang công tác tại Tạp chí Nhiếp ảnh và Đời sống gần 7 năm, hiện công tác viện trưởng của một viện về thị trường và truyền thông, dù trước đó công tác với nhiều tờ báo khác… cảm nhận dấn thân và chấp nhận nguy hiểm là phẩm chất không thể thiếu được của các nhà báo. Nên cứ mỗi độ tháng Sáu ùa về, tôi suy nghĩ sẽ viết cho những ngày nắng gắt gỏng. Những vạt nắng còn trải dài, xuyên thủng, thống lĩnh mọi không gian… Nắng tháng Sáu không ngọt ngào nhẹ nhàng như nắng của tháng Hai mùa xuân, không mát dịu như nắng tháng Tám mùa thu cũng không ảm đạm như nắng tháng Mười của mùa đông lạnh giá. Nắng tháng Sáu tại TP.HCM thật huy hoàng và chói chang và gắt gỏng. Nhưng tôi yêu lắm cái nắng tháng Sáu, bởi đã cho tôi bươn chải trong nghề báo, học được cách sống ngày càng mạnh mẽ hơn.

Tôi có cảm nhận được, những người làm báo chân chính luôn lấy sự thật làm tôn chỉ hoạt động của chính mình. Tô hồng đánh bóng hay bôi đen bóp méo sự thật là điều tối kỵ đối với các nhà báo. Thế nhưng, để phản ánh chính xác một hiện tượng, sự việc, nhân vật để tạo ra được hiệu ứng tích cực cho xã hội, người làm báo không thể không có đạo đức trong sáng và nghiệp vụ, bản lĩnh, ngôn ngữ tinh thông. Đồng thời, họ luôn có đủ bản lĩnh tiên phong, luôn xác thực nhiều mặt thì nhà báo mới là người làm nghề đích thực, thì họ sẽ có những tác phẩm luôn làm lay động hàng triệu trái tim. Những bài báo viết chung chung, cái ai cũng biết cả rồi chắc chắn không thể hấp dẫn, cuốn hút với người đọc. Viết cái tốt đẹp hay điều xấu trong xã hội cũng đều cần tới sự trung thực, dũng cảm và tài giỏi của nhà báo. Là nhà báo mà không có sự dấn thân, không tâm huyết, không tinh thông thật khó phát hiện, phản ánh đúng và sâu những cái xã hội quan tâm. Đặc biệt, để làm được điều đó, đôi khi các nhà báo phải trả bằng giá đắt, rất đắt; đó là sự an toàn tính mạng của mình hay của cả người thân, gia đình.

Tôi thấm đẫm nhà báo như là người chiến sĩ. Để có những bài báo hay viết về biên cương hải đảo, về thiên tai, về dịch bệnh như đại dịch Covid – 19 vừa qua họ không chỉ xông pha nơi tuyến đầu để truyền tải, họ còn tranh thủ vận động chia sẻ những hành động về thiện nguyện... các nhà báo đều có mặt nơi điểm nóng. Một sự dấn thân đáng trân trọng. Các nhà báo, phóng viên thực sự là người lính như các đấng cha ông từng có mặt nơi chiến hào, sinh tử cách nhau một ranh giới mỏng manh để có những bài báo nóng hổi. Tôi luôn nhớ, Cụ Nguyễn Đình Chiểu từng viết “Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm/ Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”…

Cụ thể, liên tiếp trong thời gian gần đây, đã xảy ra nhiều vụ nhà báo bị đe dọa, cản trở khi tác nghiệp: Ngày 24/3, UBND tỉnh Gia Lai đã có văn bản chỉ đạo kiểm tra, xử lý đối với vụ việc nhà báo T.V.Y. (báo Giao Thông, thường trú địa bàn Gia Lai) liên tục bị ném mắm tôm, đầu chó vào nơi ở, kèm tờ giấy có nội dung đe dọa. Trước đó, ngày 24/5, sự việc tương tự đã xảy ra khi nhà báo Nguyễn Văn Tuấn, phụ trách văn phòng đại diện của báo Tiền phong khu vực Tây Nguyên đi triển khai tuyến bài liên quan đến việc mua bán đất nông nghiệp trái phép xảy ra trên địa bàn xã Ea Ktur (huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk) bị một số đối tượng gọi điện đe dọa, uy hiếp tính mạng của anh và gia đình. Tương tự, vào ngày 29/5/2023, trong khi tìm hiểu thực tế, xác minh phản ánh của người dân địa phương về việc nhiều diện tích rừng ở xã Phổ Cường, thị xã Đức Phổ (Quảng Ngãi) bị phá, phóng viên Thông tấn xã Việt Nam cùng một số đồng nghiệp đã bị một nhóm người của Tập đoàn Đèo Cả chặn đường, lôi kéo, không cho di chuyển. Sự việc chỉ được giải quyết khi các phóng viên được sự hỗ trợ của Chủ tịch UBND thị xã Đức Phổ.

Vì vậy, ngày 29/5/2023 mới đây, Hội Nhà báo Việt Nam đã có công văn số 36/CV/HNBVN đã đề nghị UBND tỉnh và Giám đốc Công an tỉnh Đắk Lắk khẩn trương điều tra, xác minh vụ việc, có biện pháp bảo vệ tính mạng, sức khỏe của nhà báo Nguyễn Văn Tuấn; đồng thời xử lý thích đáng các đối tượng vi phạm.

z4397669039879_4c3686449bcf1e41c29c8f5c31bbbff7.jpg

Không thể thống kê hết những vụ việc đe dọa, cản trở, uy hiếp nhà báo khi tác nghiệp xảy ra trong thời gian qua. Tình trạng trên cho thấy, việc cản trở, hành hung nhà báo khi tác nghiệp vẫn diễn biến hết sức phức tạp, đặc biệt khi nhà báo tiến hành điều tra, phanh phui các vụ việc tiêu cực. Những kẻ liên quan thường bất chấp các quy định của pháp luật, dùng mọi thủ đoạn để thực hiện hành vi che đậy, bưng bít sự thật.

Từ những sự việc điển hình ở trên, có thể khẳng định người làm báo thì với việc đối diện những khó khăn, thách thức, đôi khi chấp nhận nguy hiểm đến tính mạng là điều không tránh khỏi. Người làm báo luôn đi đầu dấn thân tìm hiểu thực tế để đưa các vụ việc tiêu cực trước ra trước công luận… Mặc dù vậy, vẫn có nhiều nhà báo còn chưa được bảo vệ theo quy định của pháp luật. Phổ biến là việc nhà báo bị cản trở trong quá trình tác nghiệp, như bị thu giữ hoặc bị làm hư hỏng phương tiện, bị quấy rối, bị tấn công gây thương tích… Do đó, dù ở thời bình hay thời chiến, nghề báo vẫn được xếp vào một trong những nghề nguy hiểm nhất.

Song song đó, cần lắm sự cảnh báo, tang cường sự răn đe để các đối tượng cản trở, uy hiếp người làmbáo khi tác nghiệp, hệ thống chế tài của pháp luật đã được xây dựng khá hoàn chỉnh với nhiều biện pháp, bao gồm cả hình sự, dân sự lẫn xử lý hành chính. Theo quy định của Luật Báo chí có nêu “không ai được đe dọa, uy hiếp tính mạng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm nhà báo; phá hủy, thu giữ phương tiện, tài liệu, cản trở nhà báo hoạt động nghề nghiệp đúng pháp luật”.

Theo Nghị định 14/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 119/2020/NĐ-CP có quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản, trong đó quy định đe dọa tính mạng nhà báo, phóng viên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự có thể bị phạt đến 100 triệu đồng. Tại điểm d khoản 9 Điều 2 của Nghị định 144 cũng quy định phạt tiền từ 70 triệu đồng đến 100 triệu đồng đối với hành vi có lời nói, hành động đe dọa tính mạng nhà báo, phóng viên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Đối với hành vi đe dọa tính mạng nhà báo, phóng viên thì tổ chức có thể bị phạt đến 100 triệu đồng; cá nhân có thể bị phạt đến 50 triệu đồng. Tại Điều 133 Bộ luật Hình sự quy định về tội đe doạ giết người như sau: Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: Đối với 02 người trở lên; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân; Đối với người dưới 16 tuổi; Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác. Trong khi đó, Nghị định 14 cũng có quy định tăng mức phạt tiền đối với các hành vi cản trở trái pháp luật hoạt động báo chí như sau: Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 30 triệu đồng đối với hành vi cản trở trái pháp luật hoạt động nghề nghiệp của nhà báo, phóng viên; Phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 50 triệu đồng đối với hành vi thu giữ trái phép phương tiện, tài liệu hoạt động báo chí của nhà báo, phóng viên; Phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 70 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, phóng viên khi đang hoạt động nghề nghiệp…

Thực tế của nhiều sự việc tương tự nêu trên, những vụ hành hung, đe dọa nhà báo trong thời gian gần đây có chiều hướng gia tăng tần suất, hình thức, mức độ đang ngày càng tinh vi, với nhiều hình thức nhằm gây áp lực và “khủng bố” tinh thần của những người báo. Nhiều vụ hành hung nhà báo không được xử lý tới cùng (qua tìm hiểu trên các phương tiện truyền thông thì chỉ xử lý hành chính)…Từ đó, khiến tình trạng “khủng bố tinh thần” nhà báo không những không được ngăn chặn, mà thể hiện sự táo tợn, manh động. Nhiều nhà báo và gia đình họ vì bị đe dọa, xúc phạm đã phải sống, làm việc trong sự lo âu…

Cần lắm, đối với người làm báo rất cần sự bảo vệ nghiêm minh của pháp luật để tạo nên một điểm tựa vững vàng để họ yên tâm công tác. Nếu việc vu khống, hành hung, gây áp lực, thậm chí đe dọa người báo không được ngăn chặn triệt để và một cách nhanh chóng thì sẽ làm tổn thương tinh thần không chỉ với cá nhân của họ, mà sẽ ảnh hưởng lớn đến gia đình và người than...Có thể thấy, báo chí là một trong những lực lượng đi đầu trong cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực, vì một cuộc sống tốt đẹp và sự bình yên của xã hội. Cần có giải pháp quyết liệt hơn nữa để bảo vệ nhà báo khi tác nghiệp, sẽ làm giảm nhiệt huyết của đội ngũ những người làm báo và cơ quan báo chí trong cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực. Ngoài việc vào cuộc tích cực, có trách nhiệm của các cấp chính quyền, các cơ quan chức năng, mỗi người làm báo cũng phải sẵn sàng tự vệ trước những rủi ro có thể xảy ra khi tác nghiệp, trong đó có cả nâng cao kỹ năng xử lý tình huống bất ngờ ở những địa bàn, vụ việc nhạy cảm. Các nhà báo nên chủ động về kế hoạch tác nghiệp, có sự chỉ đạo sát sao từ cơ quan chủ quản. Khi nhận thấy dấu hiệu hoặc nguy cơ bị đe dọa, cần thông báo với chính quyền địa phương và cơ quan công an để có biện pháp xử lý, ngăn chặn kịp thời.

z4360699993818_c89b3c1e6beb1887bf71aa1c530c90a4.jpg

Tin rằng, trong chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa... đều luôn tồn tại những trái nghịch... Thế nhưng, khi được phản ảnh trên các cơ quan ngôn luận, báo chí với góc nhìn của những người cầm bút hứa hẹn sẽ gây ra những tác động hai chiều, người hân hoan ủng hộ, kẻ tức tối trả thù. Khẳng định rằng, nghề báo chân chính là mặt trận, là cuộc chiến đấu không khoan nhượng giữa cái tốt đẹp và cái xấu xa, đầy gian nan, vất vả, phức tạp và có thể bị tổn thương, mất mát…


(2) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Nhiếp ảnh & Đời sống
Cứ mỗi độ tháng Sáu về - Lạm bàn nhiều cảm xúc đong đầy với nghề báo
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO