Về làng lươn Phan Thanh

Trần Duy Ngoãn - Lê Duy Sơn|14:02 05/10/2024

Sau những ngày mưa, chúng tôi có chuyến hành trình về làng nghề Lươn Phan Thanh, xã Long Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An) theo yêu cầu của một vị khách rất đặc biệt đến từ Hàn Quốc. Đón chúng tôi là xóm trưởng Nguyễn Văn Sơn cùng anh Đề, anh Sứ là các em ruột anh Sơn tại lò lươn của gia đình anh Nguyễn Văn Sứ.

W_1.luon-o-yen-thanh-thom-ngon-noi-tieng-sach-khac-nhieu-so-voi-luon-nuoi..jpg
Lươn ở Yên Thành thơm ngon, nổi tiếng sạch.

Là người có thâm niên ngót hơn 30 năm làm xóm trưởng xóm Phan Thanh anh Nguyễn Văn Sơn cho biết: Nghề bắt lươn đồng ở Phan Thanh có từ xa xưa, trải qua qua bao thế hệ, lớp con cháu sinh ra từ nơi đây hầu hết đều tiếp thu được những bí quyết nghề truyền thống do cha ông để lại như: Bắt lươn bằng tay, bắt lươn bằng trúm, câu lươn…Sinh ra ở vùng đất chiêm trũng, từ con lươn đã tạo cho người dân một nghề truyền thống hàng trăm năm tuổi. Ngày nay, khi nhu cầu tiêu dùng lớn, phương tiện giao thông thuân lợi, làng Phan Thanh không chỉ đi bắt lươn mà đã mở ra nhiều loại hình dịch vụ khác như thu gom, chế biến, tiêu thụ… và nuôi lươn theo hướng nuôi trong môi trường tự nhiên mang lại hiệu quả kinh tế đáng kể của người dân.

W_9.jpg
W_2.-binh-quan-moi-ngay-gia-dinh-anh-su-che-bien-tu-300-500-kg-co-thoi-diem-btreen-1000-kg.jpg
Cung đoạn sơ chế tại lò lươn gia đình anh Nguyễn Văn Sứ xóm Phan Thanh - xã Long Thành
W_3.-anh-nguyen-van-su-huong-dan-quy-trinh-che-bien.jpg
Anh Nguyễn Văn Sứ hưỡng dẫn quy trình chế biến lươn

Xóm trưởng Phan Thanh Nguyễn Văn Sơn cho biết, hiện nay làng Phan Thanh có 23 lò chuyên chế biến lươn, hệ thống kho tủ bảo quản lạnh khép kín đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Lực lượng lao động làm việc tại các lò lươn cũng rất nhộn nhịp. Tùy theo các thời điểm, nhưng mỗi ngày đã tạo việc làm và thu nhập ổn định cho khoảng từ 100 -130 nhân công tại các lò lươn trong xã. Ngay tại lò lươn của gia đình anh Nguyễn Văn Sứ, chúng tôi được tận mắt chứng kiến các cung đoạn chế biến lươn. Bình quân mỗi ngày gia đình anh chế biến từ 300-500 kg, có thời điểm trên 1 tấn, thu hút hàng chục lao động. Sản phẩm lươn của anh được bán ở hầu hết các địa phương trong nước và nước ngoài.

W_4.-che-bien-sach-dam-bao-ve-sinh-an-toan-thuc-pham-la-tieu-chi-hang-dau-cua-lang-nghe..jpg
Trong chế biến đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm là tiêu chí hàng đầu của làng nghề.
W_5.-sau-khi-hap-chip-luon-duoc-rua-sach-de-roc-xuong.jpg
Sau khi hấp chíp lươn được rửa sạch để róc xương
W_6.jpg
W_7.luon-tuoi-roc-xuong.jpg

Với bề dày truyền thống, và sư đa dạng hóa sản phẩm theo yêu cầu của thị trường, sản phẩm lươn Phan Thanh không chỉ có lươn sơ chế cấp đông mà còn có nhiều sản phẩm như lươn cuộn, lươn ướp, lươn sấy khô; lươn phi lê, chả lươn… đã có mặt ở nhiều tỉnh thành phố trong nước và nước ngoài như Trung Quốc, Thailan, Singapore và một số nước châu Âu. Lươn Phan Thanh được UBND tỉnh Nghệ An công nhận “Làng nghề chế biến lươn” đầu năm 2022.

W_11.so-che-luon-dong-tai-nha-anh-nguyen-thanh-lang-nghe-phan-thanh-xa-long-thanh-huyen-yen-thanh-nghe-an-..jpg
Sơ chế lươn đồng tại nhà anh Nguyễn Văn Sứ, làng nghề Phan Thanh, xã Long Thành, huyện Yên Thành 
W_12.-anh-tran-nam-viet-viet-kieu-han-quoc-tan-mat-lo-luon-cua-gai-ddinhhf-anh-nguyen-van-su.jpg
Anh Trần Nam Việt - Việt kiều Hàn Quốc tận mắt chứng kiến quy trình sản xuất chế biến tại lò lượn của gia đình anh Nguyễn Văn Sứ
W_10.jpg

Là Việt kiều sinh sống tại Hàn Quốc gần 20 năm, được thưởng thức và chứng kiến quy trình chế biến lươn theo dây chuyền sạch ở làng Phan Thanh (Yên Thành) anh Trần Nam Việt có nhận xét “Tôi đi nhiều nơi và từng thưởng thức món lươn ở nhiều nơi, không những ở các miền quê trên đất nước Việt Nam mà ở cả Nhật Bản, Hàn Quốc… nhưng lươn làng Phan Thanh có hương vị độc đáo riêng, rất ngon, là cơ sở để chúng tôi xem xét hợp tác tiêu thụ sản phẩm lâu dài”.


(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Nhiếp ảnh & Đời sống
Về làng lươn Phan Thanh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO