Tết Độc lập người Mường do chính quyền các cấp tổ chức thường chọn những nơi thoáng đảng, mát mẻ, trung tâm thôn, làng khu dân cư đủ điều kiện cho các hoạt động diện ra như bóng chuyền, đánh đu, ném còn, đi cầu thăng bằng, tấu nhạc cụ, múa điệu xòe… đến các món ăn ẩm thực, trưng bày các sản phẩm đặc trưng người Mường. Tất cả những người đến dự lễ hội đều chọn cho mình những bộ trang phục đẹp nhất, rực rỡ nhất. Không khí nơi tổ chức lúc nào cũng rộn ràng,vui vẻ, náo nức như đêm giao thừa đón chào năm mới với các hoạt động mang bẳn sắc văn hóa truyền thống. Các trò chơi dân gian đã thu hút mọi người tham gia. Và Tết Độc lập trở thành ngày hội văn hóa Mường. Dù ai đi đâu, ở đâu, làm gì cũng không được quyên ngày Tết Độc lập, bởi nó không chỉ đánh dấu cột mốc quan trong trong lịch sử dân tộc, mà nó là ngày Tết truyền thống của quê hương, ngày đoàn tụ, sum vầy của dòng họ, gia đình.
Tết Độc lập người Mường cũng giống như Tết Nguyên đán, các hộ gia đình đều làm mâm cỗ cúng tổ tiên, Bác Hồ, anh linh các anh hùng dân tộc về ăn Tết Độc lập, chia vui cùng con cháu và mời các dòng họ về dự hội với dân làng. Còn phần hội, nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi giải trí lành mạnh thông qua các hoạt động trò chơi dân gian, qua đó nhằm bảo tồn, gìn giữ giá trị truyền thống, nơi kết tinh, hội tụ những di sản văn hóa, lịch sử; củng cố tinh thần đoàn kết và lòng yêu nước nòng nàn, niềm tin về Đảng, Bác Hồ kính yêu.
Người Mường luôn trân trọng giá trị văn hóa phi vật thể của mình là hồn thiêng của núi rừng, là âm thanh nối kết con người với thế giới siêu nhiên. Ngay từ khi sinh ra đến lúc về cõi vĩnh hằng, những âm thanh ấy chiếm lĩnh cả không gian và thời gian, đi sâu vào nhiều mặt cuộc sống, trải dài suốt cuộc đời của mỗi người dân Mường.
Trao đổi với phóng viên Tạp chí Nhiếp ảnh và Đời sống, chị Bùi Thị Mỹ Trung, người dân tộc Mường ở thôn Hào Lý, xã Sa Loong, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum cho biết: Tết người Mường tại Tây Nguyên chúng tôi cảm thấy rất là vui, phấn khởi và rất tự hào. Đây đích thực là ngày hội văn hóa Mường, không kể tuổi tác, già, trẻ, gái trai đều hào hứng tham gia các hoạt động giao lưu với nhau. Là dịp để gìn giữ và phát huy những gì mà cha ông để lại. Đồng thời nhằm giới thiệu, quảng bá cho mọi người hiểu biết về truyền thống văn hóa Mường.
Trong những ngày diễn ra Tết Độc lập tại các khu dân cư người Mường dọc tuyến biên giới trên Cao Nguyên Kon Tum như khoác lên mình bộ áo mới đầy màu sắc, trong không khí rộn ràng và náo nhiệt đón Tết. Trước đó bà còn đã tổ chức quyết dọn về sinh sạch sẽ đường làng, ngõ xóm, chuẩn bị các gian hàng, cũng như các sản phẩm để trưng bày, nhất là những sản phẩm mang bản sắc văn hóa Mường.
Ông Đinh Công Ngữ là một trong những hộ gia đình người Mường từ lòng hồ thủy điện Hòa Bình di cư vào lập nghiệp tại thôn Hào Lý, xã Sa Loong, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum tâm sự: Cảm ơn Đảng, Bác Hồ lãnh đạo toàn dân kháng chiến, dành chính quyền, đem lại độc lập cho bà con thoát khỏi đói nghèo, thoát khỏi ách nô lệ của chế độ thực dân phong kiến; trong đó có người Mường chúng tôi được đổi đời, “thay da đổi thịt”. Hôm nay là ngày hội làng Mường, tức là ngày hội mừng Tết Độc lập của người Mường chúng tôi.
Khi mới vào Kon Tum gặp rất nhiều khó khăn về cơ sơ vật chất, thiếu thốn đủ bề, đời sống kinh tế chật vật. Nhưng chúng tôi vẫn tổ chức qui mô, phạm vi nhỏ. Giờ cuộc sống ổn định, càng ngày càng đi lên, nên chúng tôi tổ chức hoành tráng hơn, để cho con cháu sau này tiếp bước nhờ ơn công lao của cha ông mình đã dành được độc lập cho dân tộc, cho đất nước. Giờ con cháu duy trì trở thành nét văn hóa và tổ chức giống như Tết Nguyên đán trên toàn quốc.
Trao đổi với báo chí, ông Bùi Văn Hiến, bí thư chi bộ, kiêm trưởng thôn Hào Lý, xã Sa Loong, huyện Ngọc Hồi cho biết: Ngay từ đầu năm chi bộ, thôn chúng tôi đã ra nghị quyết về tổ chức Tết Độc lập; phân công nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị đoàn thể phụ trách từng lĩnh vực hoạt động về thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ, các trò chơi dân gian để bà con được vui chơi nhằm mục đích gìn giữ, bảo tồn và phát huy văn hóa của dân tộc Mường.
Để gìn giữ nết văn hóa cho các thể hệ, trong thời gian qua, các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương nơi có người Mường định cư đã chỉ đạo về công tác truyền dạy cồng chiêng cho các lớp học từ cấp tiểu học, đến trung học cơ sở được duy trì thường xuyên tại các cơ sở giao dục trên địa bàn. Các hoạt động mang những nét văn hóa đặc sắc của người Mường, là niềm tự hào của nhân dân các dân tộc thiếu số nơi tiếp giáp giữa ba nước Đông Dương gồm Việt Nam, Lào và Cămpuchia.
Ông Nguyễn Hữu Bảng, chủ tịch UBND xã Sa Loong, huyện Ngọc Hồi, Kon Tum cho biết: đối người Mường, thì Tết Độc lập rất quan trong, ngoài thờ cúng tổ tiên và đặc biệt là thờ cúng Bác Hồ, trên bàn thờ của mỗi gia đình người Mường thì bao giờ cũng có hình Bác Hồ và gia tiên. Đây là một trong những việc làm đáng trân trọng mà bà con nhân dân trên địa bà xã đang học tập làm theo.
Hàng năm xã đã tổ chức Tết Độc lập tại thôn Hào Lý để người dân ôn lại truyền thống văn hóa Mường nơi đất khách quê người là quê hương thứ hai thôn Hào Lý. Qua đây để cho con cháu của người Mường nhớ đến Tết Độc lập, nhớ đến ngày truyền thống và đặc biết là ôn lại văn hóa truyền thống phong tục lễ hội người Mường để khơi dây văn hóa Mường tại Tây Nguyên.
Ngày Quốc khánh 2/9 mang ý nghĩa thiêng liêng, sâu sắc đối với mỗi người dân Việt Nam. Và có ý nghĩa đặc biệt đối với các hộ gia đình dân tộc Mường ở khắp mọi miền đất nước. Nên người Mường lấy ngày 2/9 hàng năm làm ngày Tết Độc lập để góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, qua đó tuyên truyền về giá trị lịch sử, văn hóa, nâng cao nhận thức trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc nói chung, trong đó có dân tộc Mường nói riêng, đã tạo nên những nét đẹp về văn hóa đa màu sắc trên đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ đầy nắng và gió.