Phát huy vai trò của Hội Di sản Văn hóa Việt Nam tỉnh Quảng Bình

Phát huy vai trò của Hội Di sản Văn hóa Việt Nam tỉnh Quảng Bình

Hoàng An|11:41 11/12/2022

(NADS) - Hội Di sản Văn hóa Việt Nam tỉnh Quảng Bình là tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tự nguyện. Mục đích hoạt động của Hội là tập hợp, đoàn kết hội viên, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên, hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần vào sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa. Hoạt động dựa trên 5 nguyên tắc: Tự nguyện, tự quản; dân chủ, bình đẳng, công khai; tự bảo đảm kinh phí hoạt động; không vì mục đích lợi nhuận; tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và Điều lệ Hội.

W_z3950734400537_ee50bd075fa23358858182c677cb3a4d.jpg
Ban chấp hành Hội DSVH tỉnh Quảng Bình nhiệm kỳ II 

Nhiệm kỳ 5 năm qua tình hình trên cả nước nói chung, tỉnh Quảng Bình nói riêng có những diễn biến tác động đến hoạt động của Hội, đó là trận lũ năm 2020, đặc biệt là đại dịch Covid-19 vào năm 2020, 2021 đã gây thiệt hại và tác động lớn đến tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn toàn tỉnh, trong đó có hoạt động của Hội. Vượt lên những khó khăn và tác động của nạn dịch, hoạt động của Hội nhiệm kỳ II (2017- 2022) vẫn có những kết quả tốt.

W_dji_0001-copy.jpg
Đua bơi thuyền truyền thống trên sông Kiến Giang là di sản văn hóa cấp Quốc gia

Nhiều Hội và Chi hội cơ sở cũng đã chủ động phát động hội viên của mình để sáng tác, sưu tầm những trang viết đầy ấn tượng và sinh động về những phong tục tập quán, những nếp sinh hoạt, những lễ hội cổ truyền, những trò chơi dân gian, những món ăn truyền thống, những làng nghề nổi tiếng, những nét đẹp của văn hóa tôn giáo, tín ngưỡng dân gian… và đã biên soạn, xuất bản thành những ấn phẩm văn hóa như các Nhà nghiên cứu: Nguyễn Ngọc Trai, Đỗ Duy Văn, Đặng Kim Liên, Trần Hùng, Trần văn Chường, Lê trọng Đại, Nguyễn Kim Cương, Dương Viết Chiến…

W_nha-luu-niem-dai-tuong-copy.jpg
Hò khoan Lệ Thủy là di sản văn hóa phi vận thể cấp Quốc gia

Công tác sưu tầm, dịch giải các văn bia, phong sắc… của CLB Hán - Nôm Bảo Tàng tổng hợp tỉnh Quảng Bình vẫn được duy trì và là nồng cốt cơ bản phục vụ cho công tác nghiên cứu các văn bản cổ nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của di sản.… Công tác sưu tầm cổ vật của một số cá nhân trên địa bàn tỉnh cũng đã được chú ý như Ông Hòa ở Đồng Phú, Đồng Hới; Ông Tuấn ở Ba Đồn; Ông Hồ Duy Thiện ở Đồng Lê (Tuyên Hóa), ông Nguyễn Văn Thuyết ở Lệ Kỳ, (Quảng Ninh), Ông Trần Đồng ở Nam Lý (Đồng Hới)… đều là Hội viên DSVHVN tỉnh. Đây có thể nói là một hoạt động không phải là mới so với cả nước nhưng nó có ý nghĩa thiết thực và mang tính xã hội hóa trong việc bảo tồn cổ vật cao.

W_z3942395240713_6a44519743b5a4be2fcdcea4894f07fc.jpg
Bảo tàng truyền thống huyện Tuyên Hóa

Một trong những chức năng và nhiệm vụ quan trọng của Hội là chức năng tham gia tư vấn, phản biện, giám định, đánh giá các đề tài, đề án, công trình khoa học về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và nhu cầu của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh. Tham gia hoặc trực tiếp tổ chức thực hiện các đề tài, đề án công trình nghiên cứu về di sản văn hoá, đảm nhận một số công trình tôn tạo và phát huy các giá trị di sản văn hoá theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền…, từ chức năng và nhiệm vụ đó, nhiệm kỳ qua, Tỉnh hội cũng như các Hội, Chi hội cơ sở đã có những hoạt động thiết thực trên lĩnh vực tham vấn, phản biện và thực hiện các đề tài khoa học đạt chất lượng và hệu quả tích cực, cụ thể: Tham vấn bảo tồn và phát huy đúng hướng các giá trị văn hóa tâm linh, nhất là các di tích tín ngưỡng tôn giáo như Văn hóa Phật giáo Chùa Hoằng Phúc (Lệ Thủy); Chùa Kim Phong (Quảng Ninh) Thánh Mẫu Liễu Hạnh (Quảng Trạch); Thánh Mẫu Thiên Y A Na ở Bố Trạch….

W_z3942395064362_0b039c15a593b8da32605202ba48db63.jpg
Nhiệm kỳ II hội tổ chức nhiều cuộc hội thảo khoa học

Công tác phát triển hội viên được lồng ghép thông qua việc tuyên truyền vận động, qua việc hình thành và hoạt động của các câu lạc bộ về di sản văn hóa, các nghệ nhân dân gian, các nhà nghiên cứu văn hóa và các nhà khoa học, các cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn thuộc các lĩnh vực di sản văn hóa thuộc sở Văn hóa – Thể thao, Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, Trường Đại học Quảng Bình… vì thế nên hầu hết các hội viên của Hội DSVHVN tỉnh đều là những nhà quản lý có kinh nghiệm, có chuyên môn, là nhà nghiên cứu văn hóa và công tác trên các lĩnh vực di sản văn hóa, những người tâm huyết và cũng là hạt nhân nồng cốt tiêu biểu của các câu lạc bộ ở địa phương, cơ sở ….tình nguyện tham gia Hội nhằm chung tay bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa.

W_z3942394994187_ffd3e5b636a08cab537a6980576c527c.jpg
Trong nhiệm kỳ II nhiều đầu sách được xuất bản

Ông Lê Hùng Phi – Chủ tịch Hội DSVH Việt Nam tỉnh Quảng Bình chia sẽ; “Hội di sản văn hóa Việt Nam tỉnh là Hội có số hội viên đông (gần 500 hội viên) và có 12 tổ chức Hội và Chi hội cơ sở ở các huyện, thành phố, thị xã, thành phố và một số cơ quan dơn vị trong tỉnh, vì vậy hoạt động của Hội và Thường trực Hội mang tính chuyên trách và gắn với cơ sở, do vậy đề nghị UBND tỉnh xem xét hỗ trợ một phần ngân sách hàng năm có tính đến một phần tính chất đặc thù chuyên ngành của hoạt động Hội và tổ chức Hội. đề nghị Sở Văn hóa, Thể thao cần nghiên cứu, xem xét giao các nhiệm vụ cụ thể cho Hội; để Hội vừa có điều kiện đóng góp tốt hơn cho sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa tỉnh nhà, vừa tạo điều kiện, từ đó có thêm nguồn kinh phí cho hoạt động của Hội”.


(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Nhiếp ảnh & Đời sống
Phát huy vai trò của Hội Di sản Văn hóa Việt Nam tỉnh Quảng Bình
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO