Nghệ An kịp thời, khẩn trương, quyết liệt chỉ đạo, kiểm tra, ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ tại các xã miền Tây

Trần Duy Ngoãn|18:59 23/07/2025

(NADS) - Do ảnh hưởng của, hoàn lưu bão số 3 (Wipha) đã gây mưa rất lớn tại địa bàn các xã vùng núi phía Tây của tỉnh Nghệ An, lượng mưa phổ biến từ 120 - 200mm, nhiều nơi trên 300mm (trong 24 giờ), đồng thời mưa lớn đã và đang tiếp tục xảy ra trên thượng nguồn sông Cả thuộc lãnh thổ Lào.

W_a.hang-tram-ngoi-nha-cua-ho-dan-xa-tuong-duong-ngap-sau-trong-lu-anh-ctv-..jpg
Hàng trăm ngôi nhà của hộ dân xã Tương Dương ngập sâu trong lũ (Ảnh CTV).

Trên địa bàn các xã miền núi phía Tây tỉnh Nghệ An trong ngày 22/7/2/2025 đã xảy ra ngập lụt tại nhiều bản làng, giao thông bị chia cắt. Tại xã Yên Hòa, từ đêm 21 đến ngày 22/7, mưa rất lớn kéo dài, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống và nhiều công trình hạ tầng của địa phương.

W_m.nhieu-nha-dan-xa-nhon-mai-nam-trong-nguy-co-do-sap.-anh-cscc..png
Nhiều nhà dân xã Nhôn Mai nằm trong nguy cơ đổ sập. Ảnh: CSCC.

Tại các bản Xốp Cốc, Tạt, Cành Khỉn và Xốp Khấu, đến tối 22/7, hơn 210 hộ dân bị cô lập hoàn toàn do nước từ các khe suối dâng cao làm ngập sâu các cầu tràn, đập tràn, khiến các tuyến đường liên bản bị chia cắt. Trong đó, cầu tràn Xốp Cốc bị ngập sâu hơn 1m, gây chia cắt tuyến đường vào hai bản.

W_d.ban-yen-hoa-ngap-sau.jpg
Bản Yên Hòa ngập sâu trong nước - Ảnh CTV

Tại xã biên giới Mỹ Lý, từ 17 giờ ngày 22/7, 7 bản nằm dọc sông Nậm Nơn bị ngập trong nước lũ. Thống kê ban đầu có gần 20 nhà, chủ yếu là nhà sàn đã ngập gần đến mái nhà. Các bản Xốp Tụ, Hòa Lý, Xiềng Tắm, Xằng Trên, Xốp Dương...cũng bị ngập, người dân đã kịp thời di chuyển đồ đạc lên cao, chủ động chạy lũ ngay trong buổi chiều. Chính quyền địa phương đã kịp thời triển khai các tổ công tác đến từng bản, đặc biệt là các khu vực thấp trũng, ven khe suối, vừa tổ chức sơ tán dân, vừa trực gác tại các điểm cầu tràn, không để người dân qua lại vùng nguy hiểm.

W_k.-nhieu-day-nha-tai-don-bien-phong-my-ly-cung-da-ngap-hon-1m.jpg
Nhiều dãy nhà tại Đồn Biên phòng Mỹ Lý cũng đã ngập hơn 1m - Ảnh CTV

Tại xã Quế Phong, cầu treo bản Quạnh dài gần 60m nối bản Hiền với bản Quạnh đã bị nước cuốn trôi trong chiều 22/7. Trên địa bàn xã có 4 cầu tràn bị ngập, tuyến Quốc lộ 48D có 3 điểm bị ngập, xã đã cắt cử lực lượng chức năng canh gác cấm phương tiện và người dân qua lại. Có 9 hộ gia đình bản Pún và bản Cu có nguy cơ bị sạt lở đất và lũ quét đã được di dời đến nơi an toàn. Tại đoạn ngã ba Châu Kim đi vào Nậm Giải, nước ngập tràn đường, dòng chảy xiết, mạnh. Chính quyền xã đã chỉ đạo lực lượng chức năng căng dây cấm mọi phương tiện và người dân qua khu vực.

W_l.nguoi-dan-di-chuyen-do-dac-de-tranh-lu.-anh-trong-kien..jpg
Người dân di chuyển đồ đạc để tránh lũ đảm bảo an toàn. Ảnh: Trọng Kiên.

Tại xã Tri Lễ, tối 22/7, lượng nước đổ về sông suối có xu hướng tăng khiến nhiều hộ bị ngập. Tuyến đường từ xã Tri Lễ đi xã Tương Dương có nhiều điểm bị nứt, nguy cơ đứt gãy đường rất cao. Quốc lộ 16 qua bản Pà Khốm (xã Tri Lễ) cũng có hiện tượng nứt đường. Có 30 hộ dân bản Tân Thái (xã Tri Lễ) bị cô lập hoàn toàn do đường liên bản bị sạt lở; 10 hộ dân bản Nậm Nhóng cũng bị cô lập do đất sạt lở hai đầu đường.

W_p-sau-hon-1m.-hang-tram-ho-dan-thon-vinh-hoan-va-ban-pha-chim-trnuoc-song-lam-doan-qua-xa-con-cuong-dang-cao.-anh-trong-kien.jpg
Sáng 237, khu vực xã Con Cuông (Nghệ An) trên tuyến giao thông dài gần 700m của Quốc lộ 7 bị ngập sâu hơn 1m. Hàng trăm hộ dân thôn Vĩnh Hoàn và bản Pha bị ngập. Nước sông Lam đoạn qua xã Con Cuông dâng cao. Ảnh: Trọng Kiên

Tại xã Quỳ Châu, lúc hơn 23 giờ 30 ngày 22/7, do mưa lớn kéo dài, nước lũ từ thượng nguồn đổ dồn về nên mực nước sông Hiếu dâng nhanh khiến đoạn Quốc lộ 48 qua địa phận dốc Bù Bài giáp ranh giữa hai xã Quỳ Châu và Châu Tiến bị ngập sâu.

W_z6833911931678_5e57462b7eb0bdad5053ea538c2d5511.jpg
Kiểm tra ngập lụt tại bản Kẻ Lè - Cầu tràn Hội 3. Ảnh Kế Kiên - Qùy Châu

Để ứng phó với cơn bão lớn, trước đó, lãnh đạo tỉnh Nghệ An đã thực hiện nghiêm túc nội dung các Công điện: số 4498/CĐ-BNNMT ngày 17/7/2025 của Bộ Nông nghiệp và Môi trường về việc ứng phó với Áp thấp nhiệt đới gần Biển Đông có khả năng mạnh lên thành bão; số 4594/CĐ-BNNMT ngày 19/7/2025 của Bộ Nông nghiệp và Môi trường về việc ứng phó với bão trên Biển Đông; Số 112/CĐ-TTg ngày 19/7/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung ứng phó với bão số 3 năm 2025. Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT -TKCN và PTDS tỉnh đã ban hành Công điện số 04/CĐ-BCH lúc 17 giờ ngày 17/7/2025 gửi các địa phương, đơn vị để ứng phó diễn biến của ATNĐ; Ban Chỉ huy PCTT - TKCN và PTDS tỉnh đã ban hành Công điện số 05/CĐ-BCH lúc 15 giờ 30 phút ngày 19/7/2025 gửi các địa phương, đơn vị để ứng phó diễn biến của bão số 3. Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Công điện số 21 và 22/CĐ-UBND ngày 20/7/2025 về việc tập trung ứng phó với bão số 3 năm 2025 và cấm tàu thuyền ra khơi.

W_t.luc-luong-chuc-nang-giup-nguoi-dan-mien-tay-nghe-an-chay-lu-trong-dem..jpg
Lực lượng chức năng giúp người dân miền Tây Nghệ An chạy lũ trong đêm - Ảnh CTV

Với tinh thần chỉ đạo khẩn trương, kịp thời, quyết liệt, không để bị động, bất ngờ, ngay chiều ngày 20/7, đoàn công tác của UBND tỉnh, Ban chỉ huy PCTT-TKCN và PTDS tỉnh do đồng chí Nguyễn Văn Đệ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng ban thường trực BCH PCTT-TKCN và PTDS tỉnh làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra công tác chuẩn bị ứng phó bão số 3 tại một số địa bàn trọng điểm xung yếu. Ngày 21/7, có 4 đoàn công tác do đồng chí Nguyễn Văn Đệ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng ban thường trực BCH PCTT-TKCN và PTDS tỉnh; đồng chí Hoàng Quốc Việt, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường, Phó Trưởng ban BCH PCTT-TKCN và PTDS tỉnh; Đại tá Hoàng Đình Luân, Phó Chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng BCH Quân sự tỉnh, Phó Trưởng ban BCH PCTT-TKCN và PTDS tỉnh; đồng chí Nguyễn Trường Thành, Chánh văn phòng BCH PCTT-TKCN và PTDS tỉnh làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra công tác chuẩn bị ứng phó bão số 3 tại một số địa bàn trọng điểm xung yếu. Ngoài ra, các Sở, ngành khác đã tổ chức kiểm tra công tác ứng phó bão số 3 theo chức năng quản lý nhà nước được giao.

W_z6833912795377_831e1bf7f0133666f6c37979d323d889(1).jpg
Vận chuyển đồ tại chợ Châu Hạnh - Xã Quỳ Châu (Nghệ An) - Ảnh: Kế Kiên - Qùy Châu

Đặc biệt, phải khẩn trương huy động mọi lực lượng, phương tiện để hỗ trợ di dời người dân và tài sản đến nơi an toàn; đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt và báo cáo kịp thời về UBND tỉnh, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh, cùng các cơ quan liên quan khi có tình huống, sự cố xảy ra. Ngay trong đêm 22/7, chính quyền và lực lượng chức năng của tỉnh đã phải sơ tán 591 hộ dân tại các xã Mường Xén, Nhôn Mai, Hữu Kiệm, Tam Thái, Tam Hợp, Mường Quàng, Huồi Tụ, Quế Phong, Nga My, Tiền Phong… nhằm phòng ngừa nguy cơ lũ quét, sạt lở đất và ngập lụt cục bộ.

W_b.nguoi-dan-xa-muong-xen-da-co-mot-dem-khong-ngu-anh-ctv-.(1).jpg
Người dân xã Mường Xén đã phải thức thâu đêm  đối phó với mưa lũ, Ảnh: CTV.

Theo báo cáo nhanh sáng nay 23/7/2025 của UBND xã Mường Xén, hiện tại có 09 khối, bản thuộc vùng lòng hồ và khu vực hạ du thủy điện Nậm Mô bị ngập sâu trong nước từ 1m đến 3,5m (bao gồm: Nhãn Cù, Bản Cánh, Bình Sơn 1, Cầu Tám, Khối 1, Khối 2, Khối 3, Khối 4 và Khối 5). Nhiều bản hiện vẫn đang bị cô lập do sạt lở trên các tuyến đường giao thông và do nước lũ dâng cao ngập mặt đường… Hiện tại, điện lực Kỳ Sơn đã ngừng cấp điện trên toàn xã do ảnh hưởng của mưa lũ trên diện rộng. Hệ thống thông tin liên lạc bị gián đoạn gần như toàn bộ. Tại thời điểm báo cáo chưa có thiệt hại về người. Địa đã chỉ đạo di dời khẩn cấp 528 hộ dân, trong đó: 30 hộ di dời do có nguy cơ sạt lở, sụt lún (tại các bản Sa Vang, Na Nhu, Bình Sơn 1, Bình Sơn 2). 498 hộ di dời do nhà bị ngập lụt (tại các bản Nhãn Cù, Bản Cánh, Bình Sơn 1, Cầu Tám, Khối 1, Khối 2, Khối 3, Khối 4 và Khối 5);12 nhà dân bị trôi, sập hoàn toàn (06 hộ tại bản Nhãn Cù, 06 hộ tại bản Cầu Tám), mức đô thiệt hai chưa được thống kê cụ thể. Có 02 tuyến đường giao thông bị ngập, làm tắc nghẽn cục bộ, là tuyến đường Quốc lộ 7A: Ngập cục bộ nhiều điểm từ khu vực ngã ba Cầu Tám (Cầu Mường Xén, Km 203+480) đến khu vực khối 5 (Km 200+260). Tuyến đường tỉnh 543D: Ngập hoàn toàn từ bản Nhãn Cù (Km 93+200) đến bản Cầu Tám (Km 100+00); ngập cục bộ tại vị trí đầu bản Nhãn Lỳ (Km 90+450) đến địa phận bản Nhãn Lỳ và bị sạt lở nhiều điểm trên tuyến.

W_s.-ong-nguyen-viet-hung-bi-thu-dnagr-uy-xa-muong-xen-kiem-tra-chi-dao-viec-so-tabs-dan-ngay-trong-dem..jpg
Ông Nguyễn Viết Hùng - Bí thư Đảng ủy xã Mường Xén kiểm tra chỉ đạo việc sơ tán dân ngay trong đêm. Ảnh CSCC

Mưa lớn đã làm cuốn trôi nhiều hoa màu, gia súc, gia cầm của nhân dân (Chưa thống kê được số liệu và mức độ thiệt hại cụ thể). UBND xã Mường Xén đã và đang chỉ đạo quyết liệt Ban Quản lý các khối, bản chủ động nắm bắt tình hình mưa bão, kịp thời thông tin đến người dân để chủ động phòng tránh các tình huống xấu có thể xảy ra, hạn chế tối đa thiệt hại về người và tài sản. Đồng thời, huy động lực lượng tại chỗ để xử lý những điểm sạt lở nhẹ, không để xảy ra tình trạng tắc nghẽn giao thông trên địa bàn.

Mưa lũ cũng đã làm 19 đường dây chịu sự cố mất điện (theo thống kê sơ bộ), trong đó, các xã thuộc địa bàn huyện Con Cuông (cũ) có 126 TBA bị ngập nước, hơn 14 nghìn khách hàng mất điện; Các xã thuộc địa bàn huyện Kỳ Sơn (cũ) có 283 TBA, hơn 26 nghìn khách hàng mất điện; Các xã thuộc địa bàn huyện Tương Dương (cũ) có 194 TBA và khoảng hơn 19 nghìn khách hàng doanh nghiệp lẫn cá nhân mất điện…, ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như sinh hoạt của người dân. Do nước lên quá nhanh gây ngập sâu trên diện rộng, để đảm bảo an toàn cho hệ thống điện, ngành Điện đã chủ động tạm ngừng cấp điện trên địa bàn các xã bị ngập lụt và quyết liệt khắc phục ngay hậu quả sau khi nước rút.

Hiện tại, công tác ứng phó với lũ lụt ở các xã miền núi Nghệ An đang rất khẩn trương, cấp bách. Khó khăn nhất là đường giao thông vẫn tắc nghẽn khiến cho việc tiếp cận các bản, làng không thực hiện được. Thêm vào đó, điện lưới nhiều xã cũng đã bị cắt tạm thời, thông tin liên lạc gián đoạn… càng gây khó khăn cho công tác cứu hộ, khắc phục hậu quả.

Tỉnh đã quan tâm chỉ đạo các ngành chức năng, kiểm tra việc quản lý, vận hành các công trình thủ lợi, thủy điện trên địa bàn. Hiện tại, Nghệ An có 23 hồ chứa thủy điện đang vận hành khai thác. Trong đó, có 08 hồ chứa đang thực hiện vận hành theo Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Cả (Bản Vẽ, Khe Bố, Chi Khê, Nậm Nơn, Nậm Mô, Bản Ang, Nhạn Hạc A, Châu Thắng), các hồ còn lại vận hành theo quy trình đơn hồ. Riêng hồ thủy điện Bản vẽ là công trình thủy điện lớn nhất của tỉnh Nghệ An và khu vực Bắc Trung Bộ, với công suất thiết kế 320MW, có diện tích lưu vực rộng hơn 8.700km². Lưu lượng dòng chảy lũ về hồ thủy điện Bản Vẽ ở mức rất cao (lưu lượng lũ đến hồ lúc 22 giờ 45 ngày 22/7/2025 là 10.044 m3/s, vượt lưu lượng lũ thiết kế 7.770 m3/s). Mực nước thượng lưu hồ tăng rất nhanh, có nguy cơ vượt mực nước dâng bình thường vào sáng ngày 23/7/2025; nguy cơ rất cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất tại các sườn dốc, ven sông, suối, ngập lụt sâu tại các khu vực thấp trũng.

W_luc-luong-chuc-nang-dam-bao-an-toan-tren-cac-truc-giao-thong-bi-ngap-lu.jpg
Lực lượng chức năng đảm bảo an toàn trên các tuyến đường giao thông bị ngập lũ - Ảnh CTV

Về công trình thủy lợi Nghệ An có trên 1.061 hồ đập lớn nhỏ, trong đó các công trình do các Công ty TNHH Thủy lợi quản lý (109 hồ): Có 12 hồ đầy nước; 40 hồ mực nước >70%, 31 hồ có dung tích từ 50-70%, 26 hồ có dung tích <50%. Đặc biệt, đối với 02 hồ chứa thủy lợi lớn (Hồ Vực Mấu, Hồ Sông Sào): Mực nước lúc 7 giờ ngày 22/7: Hồ Vực Mấu 17,95/21,0m (MNDBT); hồ Sông Sào 75,20/75,7m (MNDBT). Các hồ đã tiến hành kiểm tra liên tục, vận hành thử, sẵn sàng phương án vận hành theo quy trình đã được UBND tỉnh phê duyệt. Trước tình hình này, hồ Bản Vẽ đang tiến hành cắt giảm lũ, hiện đã xả xuống hạ du với lưu lượng 1.727m³/s và dự kiến sẽ tăng nhanh trong thời gian tới. UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành liên quan, đặc biệt là Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh, cùng chính quyền các địa phương vùng hạ du của Thủy điện Bản Vẽ khẩn trương triển khai các biện pháp ứng phó.

W_thu-dien-ban-ve-xa-lu..jpeg
Xã lũ tại Hồ thủy điện Bản Vẽ . Ảnh CTV

Thực hiện Công điện số 119/CĐ-TTg đêm qua (22/7) của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về việc ứng phó khẩn cấp với mưa trên lưu vực sông Cả (Sông Lam) nhấn mạnh yêu cầu triển khai đồng bộ, khẩn trương chỉ các biện pháp cần thiết để ứng phó mưa lũ trên địa bàn, bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân, an toàn công trình đê điều, hồ đập thủy lợi, thủy điện trên địa bàn tỉnh Nghệ An, nhất là đập thủy điện Bản Vẽ; chủ động xây dựng các phương án bảo đảm an toàn dân cư để sẵn sàng triển khai khi xảy ra những tình huống xấu nhất, không để bị động bất ngờ.

W_520250723145537.jpg
Đồng chí Lê Hồng Vinh (mặc áo xanh) Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra tình hình mưa lũ tại các xã vùng lũ . Ảnh: Trọng Kiên.

Sáng sớm nay 23/7, ông Lê Hồng Vinh, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An trực tiếp đến địa bàn các xã miền Tây để kiểm tra, chỉ đạo công tác ứng phó với mưa lũ do hoàn lưu bão số 3. Cùng tham gia đoàn có các đồng chí: Đặng Thanh Tùng - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Phạm Hồng Quang - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở Xây dựng; Đại tá Đinh Bạt Văn - Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh Nghệ An. Chủ tich UBND tỉnh Nghệ An yêu cầu các sở, ban, ngành liên quan, đặc biệt là Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh, cùng chính quyền các địa phương vùng hạ du của Thủy điện Bản Vẽ khẩn trương triển khai các biện pháp ứng phó; khẩn trương huy động mọi lực lượng, phương tiện để hỗ trợ di dời người dân và tài sản đến nơi an toàn; đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt và báo cáo kịp thời về UBND tỉnh, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh, cùng các cơ quan liên quan khi có tình huống, sự cố xảy ra.

Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An yêu cầu các sở, ngành và địa phương chuyển trọng tâm sang giai đoạn 3 (khắc phục hậu quả sau mưa lũ); trong đó các lực lượng phải phối hợp bảo đảm cung cấp đầy đủ nhu yếu phẩm cho người dân bị ảnh hưởng, không để ai thiếu đói và nước sạch, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho nhân dân; đồng thời nhanh chóng khắc phục hậu quả, ổn định đời sống, sản xuất.


(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Nhiếp ảnh & Đời sống
Nghệ An kịp thời, khẩn trương, quyết liệt chỉ đạo, kiểm tra, ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ tại các xã miền Tây
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO