Sáng 8/8, Bộ Y tế thông báo Việt Nam có thêm 5 bệnh nhân mắc Covid-19, trong đó, 3 người có liên quan tới tâm dịch Đà Nẵng. Hai ca mắc tiếp theo (786-787) ở Quảng Ngãi, đều là F1 của các bệnh nhân Covid-19 đã công bố (BN574, 572, 710 và 630).
Tác giả trích dẫn
Đi dọc các tuyến đường tại TP.HCM không khó để bắt gặp những hình vẽ nguệch ngoạc theo phong cách graffiti trên các công trình công cộng. Những bức vẽ với hình thù kỳ lạ, nhem nhuốc xuất hiện trên khắp các con đường như: Tôn Đức Thắng, Hai Bà Trưng, Mai Chí Thọ, Võ Văn Kiệt, …
Có thể xuất phát từ đam mê, cá tính của người thực hiện, tuy nhiên, cách thể hiện sai lầm của một bộ phận theo đuổi bộ môn này không chỉ làm xấu đi bộ mặt thành phố, ảnh hưởng đến cảnh quan đô thị mà còn làm giảm thiện cảm của mọi người đối với cộng đồng graffiti.
Lịch sử graffiti
Những bức vẽ graffiti đầu tiên được cho là xuất phát từ các hình vẽ trên tường trong các hang động cách đây hàng ngàn năm. Về sau, người La Mã và Hy Lạp cổ đại sử graffiti dưới hình thức viết tên của họ và làm thơ phản đối trên các tòa nhà
Graffiti hiện đại bắt đầu xuất hiện tại Philadelphia vào đầu những năm 1960 và mới thực sự bùng nổ vào những năm 1970 khi nhiều người bắt đầu viết tên hoặc thông điệp của họ lên các tòa nhà, các toa tàu trên khắp thành phố New York.
Trong lịch sử phát triển của mình, graffiti gắn với những thông điệp xã hội, đôi khi truyền tải các yếu tố chính trị của một bộ phận giới trẻ. Đến nay, những tranh cãi xoay quanh việc graffiti là nghệ thuật hay phá hoại vẫn là câu hỏi chưa có lời giải của nhiều quốc gia trên thế giới.