Tới dự Lễ giỗ cụ Tổ làng nghề và tọa đàm có đại diện chính quyền địa phương, đại diện Hội nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam, Hội Nhiếp ảnh Nghệ thuật Hà Nội, các Câu lạc bộ Nhiếp ảnh ở Thủ đô, các nghệ sĩ nhiếp ảnh, những người làm ảnh ở mọi miền đất nước và nhân dân Lai Xá.
Lễ dâng hương Lai Xá có 5 xóm và 1 phố nhỏ gọi là phố Lai, cũng là con phố tập trung nhiều hiệu ảnh nhất làng. Nghề nhiếp ảnh ở làng phát triển rực rỡ vào nửa đầu thế kỷ XX. Năm 1892, cụ Nguyễn Đình Khánh (sinh năm Giáp Tuất 1874) người thôn Lai, đã mở hiệu ảnh chân dung đầu tiên lấy tên là Khánh Ký ở phố Hàng Da (Hà Nội). Để rồi sau đó hình thành và phát triển hơn 150 hiệu ảnh ở khắp đất nước với khoảng hơn 2.000 thợ ảnh, tập trung nhất là Hà Nội có 34 hiệu, Sài Gòn và các tỉnh phía Nam có 35 hiệu… Hiệu ảnh nào của người Lai Xá thường được kèm theo chữ “Ký” hoặc chữ “Lai”: An Ký, Thịnh Ký, Thiện Ký, Phúc Lai, Kim Lai… và thợ ảnh Lai Xá còn có mặt ở nhiều nước trên thế giới như: Lào, Campuchia, Mianma… Công này thuộc về cụ Nguyễn Đình Khánh – người Việt Nam đầu tiên đào tạo, truyền dạy nghề cho thế hệ sau. Nhiều phóng viên ảnh, nghệ sĩ nhiếp ảnh đã trưởng thành từ làng nghề nhiếp ảnh này, trong đó có phóng viên Vũ Đình Hồng, chuyên chụp ảnh Bác Hồ tại Phủ Chủ tịch. Ngày nay, Lai Xá được Nhà nước công nhận là làng nghề nhiếp ảnh truyền thống duy nhất ở Việt Nam và cụ Khánh Ký được suy tôn là ông Tổ nghề của làng. Các đại biểu dự Lễ dâng hương và Tọa đàm Phát huy truyền thống của quê hương, Lai Xá giờ mở ra nhiều lớp đào tạo nhiếp ảnh và xây dựng Câu lạc bộ nhiếp ảnh mang tên Nguyễn Đình Khánh. Hơn 10 năm hoạt động, Câu lạc bộ đã có 5 cuộc triển lãm, 3 hội viên được kếp nạp vào Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam, 8 hội viên được kết nạp vào Hội Nhiếp ảnh nghệ thuật Hà Nội và đã có 5 nghệ nhân làng nghề nhiếp ảnh này được Nhà nước công nhận. Bản vẽ phối cảnh Bảo tàng Làng nghề Nhiếp ảnh Lai Xá |