Về nơi nguồn cội nhân Ngày Báo chí

Trần Duy Ngoãn|10:08 17/06/2024

(NADS) - Kỷ niệm 99 năm Ngày báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2024) chúng tôi đoàn Hội viên Câu lạc bộ Ảnh Báo chí - Nhà Văn hóa Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức chương trình thăm và tác nghiệp tại Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt An Toàn Khu (ATK) Định Hóa, Thái Nguyên. Với chủ đề “Về nguồn” điểm nhấn là tác nghiệp tại nơi ra đời của Hội Nhà báo Việt Nam tại xóm Roòng Khoa, xã Điềm Mặc, huyện Định Hóa, Thái Nguyên.

W_1.-chup-anh-luu-niem-tai-nha-trung-bay-di-tich-lich-su-quoc-gia-dai-diem-thanh-lap-hoi-nha-bao-viet-nam.jpg
Nhà trưng bày Di tích lịch sử Quốc gia - Địa điểm thành lập Hội Nhà báo Việt Nam xóm Roòng Khoa, xã Điềm Mặc- huyện Định Hóa, Thái Nguyên

Được trực tiếp thăm, tác nghiệp tại khu di tích lịch sử Quốc gia An Toàn Khu (ATK) Định Hóa - Thái Nguyên nơi “Thủ đô gió ngàn” và chứng kiến những đổi thay của Thủ đô kháng chiến. Đặc biệt tạ nhà trưng bày Di tích lịch sử Quốc gia địa điểm thành lập Hội Nhà báo Việt Nam tại Xóm Roòng Khoa, xã Điềm Mặc, được ôn lại truyền thống của Báo chí Cách mạng Việt Nam, xem các hình ảnh, hiện vật tại nhà trưng bày giới thiệu, qua từng chi tiết nhỏ và những hình ảnh, hiện vật đầy cảm động. Tại đây, những người làm báo chúng tôi càng rất đỗi tự hào về tuyền thống của báo chí Cách mạng Việt Nam và Hội Nhà báo Việt Nam.

W_2.dang-huong-tuong-niem-chu-tich-ho-chi-minh-nguoi-sang-lap-nen-bao-chi-cach-mang-viet-nam-tai-nha-trung-bay-di-tich-lich-su-dia-diem-thanh-lap-hnbvn.jpg
Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh người sáng lập nền báo chí Cách mạng Việt Nam tại Nhà trưng bày di tích lịch sử địa điểm thành lập Hội Nhà báo Việt Nam

Chính nơi đây, ngay từ buổi ban đầu thành lập, Đảng đã xác định báo chí là một mặt trận, một mặt trận quan trọng trong lĩnh vực văn hóa, tư tưởng và mỗi nhà báo là một chiến sĩ. Đặc biệt, các nhà lãnh đạo kiệt xuất của Đảng ta đều là các nhà báo xuất sắc như: Chủ tịch Hồ Chí Minh, đến các đồng chí Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Xuân Thủy, Võ Nguyên Giáp…

W_3.-tham-tac-nghiep-tai-nha-nha-trung-bay-di-tich-ls-quoc-gia-dia-diem-thanh-lap-hoi-nha-bao-viet-nam.jpg
Tác nghiệp tại Nhà nhà trưng bày Di tích lịch sử  quốc gia, địa điểm thành lập Hội Nhà báo Việt Nam
W_7.thuyet-minh-vien-gioi-thieu-voi-cac-nha-bao-qua-trinh-thanh-lap-hoi-nha-bao-viet-nam.jpg
Thuyết minh viên giới thiệu các hình ảnh, tư liệu, hiện vật tại Nhà trưng bày về quá trình thành lập Hội Nhà báo Việt Nam.

Là tổ chức Chính trị - Hội xã hội - Nghề nghiệp được ra đời sớm nhiệm vụ của Hội Nhà báo Việt Nam là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà báo trong tác nghiệp; bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ báo chí, đạo đức nghề nghiệp cho hội viên; giám sát việc tuân thủ luật pháp, quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo; tham gia xây dựng và tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách về thông tin, báo chí; thực hiện các hoạt động đối ngoại theo quy định của pháp luật.

W_6.-xem-cac-hinh-anh-ta-nha-trung-bay.jpg
Xem các hình ảnh tại Nhà trưng bày
5.-xem-cac-hinh-anh-tu-lieu-tai-nha-trung-bay.jpg
Những tư liệu hình ảnh tại Nhà trương bày vô cùng quý giá cho các thế hệ nhà báo
8.-tac-nghiep-tai-nha-trung-bay.jpg
Tác nghiệp tại Nhà trưng bày

Trong suốt quá trình hoạt động từ khi được thành lập, Hội Nhà báo Việt Nam đã tập hợp, đoàn kết, động viên đội ngũ người làm báo cả nước vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, gian khổ, hoàn thành xuất sắc sứ mệnh vẻ vang của báo chí cách mạng.

W_10.-bac-ho-nguoi-sang-lap-nen-bao-chi-cach-mang-viet-nam-anh-chup-tu-lieu-tai-bao-tang-.jpg
Bác Hồ - Người sáng lập nền báo chí Cách mạng Việt Nam (Ảnh chụp tư liệu tại trưng bày)
W_nguyen-ai-quoc-sang-lap-nam-1941-so-103-ngay-21.8.1941-codang-bai-va-tranh-ve-cua-nguyen-ai-quoc-anh-chup-tu-lieu-bao-tang-.jpg
Báo Việt Nam độc lập, cơ quan tuyên truyền của Việt Minh tỉnh Cao Bằng do Nguyễn Aí Quốc sáng lập năm 1941 (số 103 ngày 21.8.1941) có đăng bài và tranh vẽ của Nguyễn Aí Quốc (ảnh chụp tư liệu tại Nhà trưng bày)
W_12.dai-hoi-lan-thu-2-hoi-nguoi-viet-bao-viet-nam-thang-4.1959-anh-chup-tu-lieu-bao-tang-.jpg
Đại hội lần thứ 2 Hội người viết báo Việt Nam -Tháng 4.1959 (Ảnh chụp tư liệu tại nhà trưng bày)

Những năm gần đây, Hội Nhà báo Việt Nam đã có nhiều đổi mới quan trọng trên nhiều mặt hoạt động. Về thực hiện nhiệm vụ chính trị, hội đã tập hợp, đoàn kết đội ngũ hội viên - nhà báo, góp phần tạo sự đồng thuận trong Đảng, trong xã hội; động viên đội ngũ người làm báo tuyên truyền thắng lợi các nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà nước, đặc biệt các chủ trương, chính sách về kinh tế, chống "diễn biến hòa bình".

W_13.-bia-dan-tich-noi-day-ngay-19.11.1950-da-dien-ra-dai-hoi-thanh-lap-uy-ban-bvhb-the-gioi-cua-viet-nam-nay-la-uy-ban-hoa-binh-viet-nam-thanh-vien-lien-hiep-cac-to-chuc-huu-nghi-vn.jpg

Để tập hợp thu hút hội viên nhà báo, Hội Nhà báo Việt Nam đã tổ chức nhiều hoạt động có ý nghĩa như: Giải Báo chí quốc gia hằng năm, các giải báo chí chuyên ngàn; thực hiện có hiệu quả Đề án “Hỗ trợ sáng tạo tác phẩm báo chí chất lượng cao” nâng cao số lượng và hiệu quả công tác bồi dưỡng nghiệp vụ; phối hợp, tham gia có hiệu quả công tác chỉ đạo, quản lý báo chí. Nâng cao đạo đức nghề nghiệp, gắn việc củng cố tổ chức hội về công tác kiểm tra giám sát, bảo vệ các quyền lợi chính đáng của hội viên với việc xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật và đạo đức nghề nghiệp. Hiện nay đội ngũ phóng viên, biên tập viên ngày càng trẻ hóa, được đào tạo bài bản, hệ thống, giàu nhiệt huyết và sáng tạo trong kỷ nguyên số. Bên cạnh đó luôn không ngừng học tập nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nêu cao đạo đức nghề nghiệp, có tinh thần cống hiến, dấn thân vì lợi ích của đất nước và nhân dân. Tiên phong trong đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, trong những hoàn cảnh khó khăn, nguy hiểm, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước.

W_4.-cac-nha-bao-chup-anh-luu-niem-tai-bia-dan-tich-dia-diem-thanh-lap-hoi-nha-bao-viet-nam-21.4.1950.jpg
Chụp ảnh lưu niệm tại Bia dẫn tích địa điểm thành lập Hội Nhà báo Việt Nam 21-4-1950

Trải qua 99 năm xây dựng và phát triển, báo chí Việt Nam đã lớn mạnh không ngừng cả về số lượng và chất lượng, tập hợp các nhà báo hoạt động trên khắp mọi miền của Tổ quốc. Tính đến cuối năm 2023, cả nước có 6 cơ quan truyền thông đa phương tiện chủ lực, 127 cơ quan báo, 671 cơ quan tạp chí (trong đó có 319 tạp chí khoa học, 72 tạp chí văn học nghệ thuật), 72 cơ quan Đài phát thanh, truyền hình. Nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực báo chí có khoảng 41.000 người, trong đó khối phát thanh, truyền hình xấp xỉ 16.500 người. Tổng số người được cấp thẻ nhà báo kỳ hạn 2021-2025 tính đến tháng 12/2023 là 20.508 nhà báo (trong đó 7.587 nhà báo có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành Báo chí). Hội Nhà báo Việt Nam hiện có gần 25.000 hội viên, sinh hoạt tại 301 đơn vị cấp Hội (63 hội nhà báo tỉnh, thành phố, 20 liên chi hội, 218 chi hội trực thuộc).

W_14-chup-anh-luu-niem-tai-lan-na-nua-noi-o-va-lam-viec-cua-lanh-tu-ho-chi-minh-tu-cuoi-thang-5-den-28-thang-8-nam-1945.jpg
Lán Nà Nưa nơi ở và làm việc của lãnh tụ Hồ Chí Minh từ cuối tháng 5 đến 28 tháng 8 năm 1945

Trước yêu cầu và nhiệm vụ mới, phát huy truyền thống của báo chí Cách mạng, Kỷ niệm 99 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2024) các cơ quan báo chí và mỗi nhà báo hội viên nguyện giữ vững phẩm chất cách mạng, bản lĩnh chính trị, bám sát thực tiễn sự nghiệp đổi mới, hội nhập, phát triển của đất nước. Nhanh nhạy nắm bắt các vấn đề thời sự; phản ánh sâu sắc, sinh động hơi thở, nhịp đập của cuộc sống để có nhiều tác phẩm báo chí chất lượng, khách quan, chân thực, có tính chiến đấu cao và giá trị nhân văn sâu sắc. Để mỗi tác phẩm báo chí là một thông điệp thuyết phục, tác động vào cả trí óc và trái tim công chúng, từ đó định hướng dư luận, tạo đồng thuận xã hội. Thường xuyên rèn luyên, thực hiện tốt 10 điều quy định về “Đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam” mãi mãi xứng đáng là chiến sĩ tiên phong trên lĩnh vực tư tưởng của Đảng./.


(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Nhiếp ảnh & Đời sống
Về nơi nguồn cội nhân Ngày Báo chí
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO