Người thổi sáo 8, sơn dầu trên toan
Trải qua 3 năm, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều đã vẽ với tất cả các bức tranh, có những bức ông chỉ mới hoàn thành trước triển lãm vài ngày. Một số là tranh được vẽ trước đó, được mượn lại của những người sở hữu chúng.
Năm 2000, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều tình cờ đến với hội họa do một người bạn họa sĩ gửi tranh, toan và màu vẽ cho ông. Sau đó, khi 40 tuổi, rồi lại bỏ vẽ tranh gần chục năm và chỉ mới vẽ lại vài năm gần đây. Chia sẻ về điều này ông Nguyễn Quang Thiều nói trước trang giấy, toan, màu vẽ, ông thấy mình như mới 18 tuổi.
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều nói: "Tôi không phải là một họa sĩ mà chỉ là kẻ bị màu sắc thống trị’’
Mặc dù, ông không học hội họa bài bản. Tuy nhiên, chỉ vẽ bằng bản năng, học bằng cách chịu khó xem tranh và hỏi han bạn bè họa sĩ của mình. Theo đó, việc học vẽ tranh đối với ông là "tạo ra một thứ trong đầu, trong tâm hồn mình", để ông được sống trọn vẹn, đủ đầy cảm xúc hơn người khác.
Vì vậy, ông Nguyễn Quang Thiều vẽ tranh hoàn toàn tự do trước toan, cọ và màu, không bị những sợ hãi khen chê đè nặng lên những đường bút. Sự nghiệp dư tưởng là điểm yếu nhưng điểm mạnh của hội họa cũng nằm ở chính chỗ đó.
Theo họa sĩ Đào Hải Phong cho hay, ông thích hòa sắc đẹp, nhuần nhị và trí tưởng tượng bay bổng của một nhà thơ trong hình, bố cục rất bạo. Ông Phong nhấn mạnh: "Vì Nguyễn Quang Thiều không học cơ bản về hội họa, ông mới liều được như thế trong việc đảo lộn không gian. Tranh của ông Thiều rất có thẩm mỹ. Ông vẽ toàn những thứ ông làm chủ được và dùng phương tiện đó để đi đến đích. Ông là một tay mơ cứng cựa. Tranh của ông cho người ta thấy một nhà thơ nghĩ về hội họa thế nào".
Một số tác phẩm tại triển lãm“Người thổi sáo”:
Đức Vượng - Đổng Thắng