Máy ảnh ILC Retro: Trào lưu mới trên nền tảng cũ

VAPA (Theo Dientutieudung.vn)|22:01 27/03/2012

Trong khi máy ảnh ILC “lấy lòng” người dùng nhờ sử dụng cảm biến lớn, cho chất lượng hình ảnh cao, kết hợp cùng nhiều tính năng tiện ích trong một thiết kế nhỏ gọn, thì xu hướng thiết kế máy ảnh Retro lại mang đến cảm xúc mới cho người dùng muốn hoài niệm những giá trị xưa cũ. Nhờ đó, dòng máy ảnh này ngày càng “ăn khách” và có vị trí riêng trên thị trường.

Dịp đầu năm, người tiêu dùng chứng kiến sự ra đời của mẫu máy OM-D E-M5 - mô hình ICL hoàn hảo của Olympus thiết kế theo mẫu máy phim SLR OM-1 của hãng, mẫu máy này thậm chí còn có khả năng chống nước và chống bám bụi. Còn máy ảnh ILC X-Pro1 của Fujifilm lại mang dáng dấp của máy ảnh phim 35mm rangefinder cùng bộ cảm biến lớn và nhiều tính năng hiện đại.

Những mẫu máy như Sony Alpha NEX-7 và Panasonic Lumix DMC-GX1, có thiết kế vuông vắn và hiện đại hơn nhưng vẫn giữ một số nét đặc trưng của máy ảnh phim cũ.

Olympus OM-D E-M5

Olympus OM-D E-M5

OM-D E-M5 là dòng máy ảnh Micro Four Thirds đầu tiên của Olympus mang thiết kế hoài cổ, máy có thân hình làm bằng hợp kim magie chắc chắn, sở hữu cảm biến Live-MOS, 16 Megapixel, kết hợp với bộ xử lý ảnh TruePic VI giúp cải thiện đáng kể chất lượng hình ảnh trong môi trường ánh sáng yếu.

Ưu điểm: Có khả năng chống chịu với thời tiết khắc nghiệt, chống bụi và bền bỉ. Tích hợp khả năng ổn định hình ảnh theo 5 trục, có tác dụng giảm chuyển động của máy khi bị rung và mờ hình. Có khả năng quay video 1080i60 ở định dạng MOV và kính ngắm điện tử EVF, 1.44 triệu điểm ảnh cùng màn hình 3.0 inch nghiêng lật linh hoạt.

Nhược điểm: Không tích hợp đèn flash dạng Pop-up.

Giá thành: Khoảng 20 triệu đồng (nguyên thân máy).

Sony Alpha NEX-7

Sony Alpha NEX-7

Sony Alpha NEX-7 có thân máy làm bằng hợp kim magie "vững chãi", phần tay nắm bọc đệm cao su giúp chắc tay hơn dù trọng lượng chỉ bằng máy du lịch thông thường (291g).

Ưu điểm: Sở hữu cảm biến lớn Exmor APS HD CMOS độ phân giải 24.3 Megapixel, trang bị kính ngắm điện tử XGA OLED TruFinder, khả năng lấy nét của máy khá nhanh và chính xác (0.02 giây). NEX-7 có khả năng quay video Full HD 1080p, tốc độ 60 khung hình/giây định dạng AVCHD, màn hình LCD có khả năng nghiêng lật, có đèn flash dạng Pop-up.

Nhược điểm: Thiết kế cứng cáp, vuông vắn.

Giá thành: Khoảng 27 triệu đồng (nguyên thân máy).

Pentax Q

Pentax Q

Pentax

Q là chiếc máy ảnh có thể thay đổi ống kính nhỏ nhất thế giới với hình dáng chỉ nhỉnh hơn thẻ tín dụng một chút và mỏng khoảng 3cm. Pentax Q trang bị ngàm ống kính Q-mount và sử dụng cảm biến ảnh CMOS 1/2.3 inch, nhỏ hơn rất nhiều cảm biến sử dụng trên máy ảnh Micro Four Thirds và Sony NEX.


Ưu điểm: Pentax Q sở hữu cảm biến nhỏ nhưng cho độ phân giải 12.4 Megapixel, đạt tốc độ chụp liên tiếp 5 khung hình/giây. Có khả năng quay video Full HD 1080p, đèn tích hợp trên máy có thể điều chỉnh vị trí với cơ cấu dạng zigzag, cho phép sử dụng hiệu quả và linh hoạt hơn.

Nhược điểm: Sử dụng ngàm Q-mount nên ống kính cho Q rất hạn chế. Cảm biến nhỏ, hệ số crop 5.5x. Tuổi thọ pin dưới mức trung bình.

Giá thành: Pentax Q kèm ống kính 47mm f/1.9 có giá khoảng 16.5 triệu đồng.

Fujifilm FinePix X-Pro1

Fujifilm FinePix X-Pro1

Fujifilm FinePix X-Pro1 có thiết kế gần giống một chiếc máy film 35mm dòng rangefinder với kính ngắm quang học lệch một bên, thân máy bằng kim loại chắc chắn và bọc da mềm.

Ưu điểm: Sử dụng cảm biến APS-C X-Trans CMOS, có kích thước 23.6 x 15.6 mm lớn hơn định dạng APS-C CMOS (22.2 x 14.8 mm). Độ phân giải của máy ở mức 16 Megapixel và sử dụng chip xử lý hình ảnh EXR Pro, cho phép máy chụp liên tục 6 khung hình/giây ở độ phân giải tối đa. Có khả năng quay video Full HD 1080p.

Nhược điểm: Màn hình LCD phía sau máy kích thước 3.0 inch, không có khả năng xoay lật nhưng có độ phân giải lên tới 1.230.000 điểm ảnh. Thiếu nút quay video chuyên dụng.

Giá thành: Khoảng 34 triệu đồng (nguyên thân máy).

Panasonic Lumix DMC-GX1

Panasonic Lumix DMC-GX1

Panasonic Lumix DMC-GX1 sử dụng cảm biến Live MOS, độ phân giải 16 Megapixel và chip xử lý hình ảnh Venus Engine tương tự mẫu máy cao cấp Lumix DMC-G3.

Ưu điểm: GX1 có độ nhạy sáng ISO tối đa 12.800, hỗ trợ người dùng chụp ảnh trong những tính huống thiếu sáng hay tối trời. Có khả năng quay video Full HD 1080p, tốc độ 60 khung hình/giây. Tích hợp màn hình LCD cảm ứng 3.0 inch, độ phân giải 910.000 điểm ảnh. Tương thích với kính ngắm Panasonic LVF2 mới.

Nhược điểm: Thiết kế đơn giản, không gây ấn tượng bằng các đối thủ.

Giá thành: Panasonic Lumix DMC-GX1 kèm theo ống kính 14-42mm f/3.5-5.6 có giá khoảng 16 triệu đồng.

Ảnh thực tế Sony NEX-7

Ảnh thực tế Pentax Q

So sánh thông số kỹ thuật:

Olympus E-M5

Sony NEX-7

Pentax Q

Fujifilm X-Pro1

Panasonic GX1

Cảm biến

 CMOS, 16.1 MP

 CMOS, 24.3 MP

  CMOS, 12.4 MP

 CMOS, 16.3 MP

 CMOS, 16 MP

Quay video

 1080p

 1080p

 1080p

 1080p

 1080p

ISO

 200 - 25.600

 100-16.000

 125 - 6400

 100-25.600

 160-12.600

Màn hình

 3.0 inch

 3.0 inch

 3.0 inch

 3.0 inch

 3.0 inch

Kích thước

  122 x 89 x 43 mm

  120 x 67 x 43 mm

 98 x 57 x 31 mm

 140 x 82 x 43 mm

 116 x 68 x 39 mm

Trọng lượng

 425g

 400g

 180g

 450g

 318g

So sánh giá tại Việt Nam

Olympus E-M5

Sony NEX-7

Pentax Q

Fujifilm X-Pro1

Panasonic GX1

 Digiworldhanoi

 Chưa có

 27 triệu đồng

  Chưa có

 Chưa có

 Chưa có

Thanhthuycamera

  Chưa có

 29.7 triệu đồng

 Chưa có

 Chưa có

 Chưa có

 Probuy

  Chưa có

 Chưa có

 Chưa có

 Chưa có

 16.6 triệu đồng


(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Nhiếp ảnh & Đời sống
Máy ảnh ILC Retro: Trào lưu mới trên nền tảng cũ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO