Khám phá lễ hội truyền thống của lễ hội Bunpimay

Khám phá lễ hội truyền thống của lễ hội Bunpimay

Trần Duy Ngoãn|10:15 15/04/2024

(NADS) - Trong lòng đất nước Lào, giữa những ngôi làng truyền thống và những dòng sông êm đềm, tồn tại một lễ hội tuyệt đẹp, đậm đà văn hóa và tinh thần tôn giáo - Bunpimay. Đây là một trong những ngày lễ trọng đại nhất của người Lào, khi mà cả nước hướng về việc kỷ niệm năm mới và cầu chúc may mắn, sức khỏe, và thành công trong cuộc sống.

W_1.cho-tet-o-luong-prabang.jpg
Chợ tết ở Luông Prabang

Tết Bunpimay (Bunhot Nậm hay còn gọi là Tết té nước) đón năm mới của người dân các bộ tộc Lào được tổ chức từ ngày 13 đến ngày 16 tháng 4 dương lịch hàng năm. Đây là Tết theo Phật lịch vì ở Lào, đạo Phật từ lâu đã trở thành quốc đạo. Theo truyền thống cách đây hàng nghìn năm, mỗi khi Tết đến xuân về, người Lào lại tổ chức lễ hội té nước, họ té nước để cầu may và bình yên cho cả năm.

Với người Lào, những phong tục trong lễ hội Bunpimay mang ý nghĩa đem lại sự mát mẻ, phồn vinh, ấm no, hạnh phúc, đất nước thanh bình, thịnh vượng, là dịp để nuôi dưỡng và hun đúc, phát huy nét đẹp văn hóa của nhân dân các bộ tộc Lào. Khi té nước người ta sẽ dành cho nhau những lời chúc tốt lành, cầu mong may mắn cho mọi người trong năm mới.

W_2.nangsangkhan-nang-xuan-lam-le-tai-nha-chua-co..jpg
Nangsangkhan (nàng Xuân) làm lễ tại nhà Chuà Cổ.
W_3.cac-nha-su-tam-nuoc-phat-la-mot-nghi-le-khong-the-thieu-trong-ngay-tet-co-truyen-lao.jpg
Các nhà sư tắm nước Phật là một nghi lễ không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền Lào
W_5_te-nuoc-theo-kieu-truyen-thong-nhe-nhang-tren-cac-tuyen-pho..jpg
W_dong-dao-thanh-thieu-nien-vui-choi-ca-hat-va-don-nhan-le-te-nuoc-bang-phun-voi-rong-tai-vieng-chan.jpg
Đông đảo thanh thiếu niên vui chơi, ca hát và đón nhận lễ Té nước bằng phun vòi rồng tại Thủ đô Viêng Chăn

Ngày đầu năm, ngoài tục vẩy nước, té nước còn diễn ra nhiều trò vui, khỏe gắn với sông nước như các cuộc đua thuyền trên sông MêKông, xây tháp cát, phóng sinh cho rùa, cá, cua, chim, hái hoa tươi đem về chùa cúng Phật, buộc chỉ cổ tay, lễ diễu hành voi, hội đua thuyền được tổ chức trên sông, các trò chơi dân gian, lễ cầu may, chúc phúc tại các gia đình…

W_7_le-ruoc-voi-qua-duong-pho-o-luong-pra-bang.jpg
Lễ rước voi qua đường phố ở Luông Pra băng
W_9.co-phuon-lam-bang-nhung-dai-lua-co-in-hinh-con-voi-duoc-ruoc-tren-duong-pho.jpg
Cờ phướn làm bằng những dải lụa có in hình con Voi hoặc con vật khác được rước trên đường phố
W_11.trong-cac-ngay-tet-cac-quay-ban-do-le-chua-van-mo-cua-phuc-vu-nhu-cau-nguoi-dan.jpg
Trong các ngày Tết các quầy bán đồ lễ Chùa vẫn mở cửa phục vụ nhu cầu người dân

Đón Tết cổ truyền tại Lào thường được hiểu là “đi chơi Tết” bởi ngoài các hoạt động văn hóa truyền thống như: tắm tượng phật, lễ buộc chỉ cổ tay, lễ phóng sinh, lễ chúc phúc cha mẹ, ông bà, các hoạt động ngoài trời kéo dài cả ngày là trò chơi té nước. Theo phong tục, tục té nước là để ban phước lành cũng như nhận những lời chúc tốt đẹp nhất trong năm mới, gột rửa những điều xấu xa hay không may mắn cho bản thân và gia đình. Ngày nay, tục té nước trở thành trò chơi té nước với nhiều hình thức, diễn ra phổ biến tại các trung tâm giải trí hay tại bất cứ đâu trên các tuyến phố.

W_14.tam-phat-o-thu-do-vieng-chan.jpg
Tắm Phật ở Thủ đô Viêng Chăn

Nét đặc sắc nhất của Bunpimay là lễ rước Nangsangkhane (Nữ chúa Xuân) ở cố đô Luang Prabang, với bảy cô gái đóng vai bảy người con của Kabinlaphom - Thần bốn mặt, là vị thần có công đem những điều tốt lành cho dân Lào. Lễ hội được mọi người dân Lào tham gia, tập tục này có từ thời xa xưa. Trước lễ hội, địa phương tổ chức cuộc thi hoa hậu để tuyển chọn bảy cô gái xinh đẹp, có đức tính tốt, làm việc chăm chỉ và thông minh. Những cô gái này sẽ được tôn vinh làm Chúa Xuân. Trong buổi lễ, một cô gái sẽ đóng vai Nữ chúa Xuân. Cô gái này sẽ cầm một thanh gươm trong tay một tay, và một vòng lửa trong tay còn lại. Cùng với cô gái này, có sáu người em gái mặc trang phục truyền thống và ngồi trên một chiếc xe mui trần được trang hoàng lộng lẫy. Trong đoàn diễu hành, người ta mang mặt nạ Pu Nhơ và Nha Nhơ, theo truyền thuyết là người đàn ông và đàn bà đầu tiên sinh ra dân tộc Lào. Đoàn diễu hành trong tiếng trống náo nức, tạo nên không khí sôi động và vui tươi. Người bên đường tươi cười té nước mát cho đoàn hội, chúc nhau những lời đẹp nhất của năm mới.

Bunpimay không chỉ thu hút người dân địa phương mà còn thu hút rất nhiều du khách từ khắp nơi trên thế giới. Đây là cơ hội để khám phá và tìm hiểu về nền văn hóa và tín ngưỡng độc đáo của người Lào, cũng như trải nghiệm những giây phút vui vẻ và ý nghĩa bên gia đình và bạn bè.

W_18.ruoc-than-4-mat-brahma-tai-chua-co(1).jpg
Rước thần 4 mặt (Brahma) tại Chùa Cổ
W_6.le-ruoc-nangsangkhane-nu-chua-xuan-that-tung-bung-o-pho-co-luongprabang(1).jpg
Lễ rước Nangsangkhane (nữ Chúa Xuân) thật tưng bừng ở phố cổ LuongPrabang
W_10.-le-cau-phuc-duoc-to-chuc-tai-gia-dinh-trong-ngay-tet.jpg
Lễ cầu phúc được tổ chức tại gia đình trong ngày Tết
W_12dong-dao-nguoi-dan-le-chua-trong-ngay-mong-mot-tet.jpg
Người dân lễ chùa trong ngày Mồng một Tết
W_13.le-buoc-chi-co-tay-tai-chua.jpg
Lễ buộc chỉ cổ tay tại Chùa
W_4.-xay-thap-cat-ben-bo-song-me-cong-thap-cat-duoc-trang-tri-bang-co-hoa-day-vai-trang-va-vay-nuoc-thom.(1).jpg
Xây tháp cát bên bờ sông Mê Công, Tháp cát được trang trí bằng cờ, hoa, dây vải trắng và vẩy nước thơm.

Một số hoạt động vui chơi trong những ngày Tết

W_20.hoi-dua-thuyen-tren-song-me-cong-o-thu-do-vieng-chan.jpg
Hội đua thuyền trên sông Me Công ở Thủ đô Viêng Chăn
W_17.-nhung-tro-choi-vui-khoa-ron-rang-trong-ngay-tet.jpg
Những trò chơi vui khỏa, rộn ràng trong ngày Tết
W_18.-vuitet-bunpimay.jpg
Vui Tết Bunpimay
W_15.-ben-cac-con-suoi-cung-la-diem-vui-tet-cua-nguoi-dan.jpg
Bên các con suối cũng là điểm vui Tết của người dân
W_19.hoa-dooc-khun-loai-hoa-vang-duyen-dang-no-ro-khap-noi-tren-dat-lao-dung-dip-bunpimai..jpg
Hoa đoọc khun loài hoa vàng duyên dáng nở rộ khắp nơi trên đất Lào đúng dịp Bunpimay.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Nhiếp ảnh & Đời sống
Khám phá lễ hội truyền thống của lễ hội Bunpimay
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO