Chương trình không chỉ nhằm quảng bá Việt Nam như một điểm đến hấp dẫn, mà còn thúc đẩy sự hợp tác du lịch giữa Việt Nam và các nước châu Âu. Tham dự sự kiện có đại diện của Lãnh sự quán Việt Nam tại Đức, Sở Du lịch Hà Nội, Sở Du lịch TP.HCM, Tổng công ty Du lịch Sài Gòn, Tổng giám đốc sân bay Munich, các cơ quan báo chí trong và ngoài nước và nhiều đối tác quan trọng khác.
Một trong những điểm nhấn của sự kiện là Hội thảo Xúc tiến du lịch giữa Việt Nam và châu Âu, nơi các bên đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực hàng không và du lịch bao gồm: Saigontourist Group, Saigontourist Travel, Studiosus Reisen Munchen GmbH và Kuoni Global Travel Services Limited.
Vietnam Airlines cùng các đối tác quốc tế phát triển các sản phẩm du lịch bền vững và nâng cao chất lượng dịch vụ, nhằm thu hút thêm nhiều khách du lịch từ các nước châu Âu đến Việt Nam.
Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines, ông Lê Đức Cảnh, cho rằng sự hợp tác này không chỉ mở rộng tiềm năng du lịch mà còn củng cố vai trò của Vietnam Airlines như một cầu nối quan trọng giữa Việt Nam và châu Âu. Với hơn 3,1 triệu lượt khách đã được phục vụ trong 20 năm qua, đường bay Việt Nam – Đức tiếp tục đóng vai trò chiến lược trong việc thúc đẩy giao thương giữa các quốc gia trên thế giới.
“Vietnam Airlines tự hào là cầu nối, đóng góp vào việc thu hút du khách từ châu Âu đến Việt Nam. Chúng tôi tin rằng, với sự hợp tác sâu rộng và các chiến lược phát triển bền vững, du lịch Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển và gặt hái nhiều thành công trên thị trường châu Âu nói chung và thị trường Đức nói riêng”, ông Lê Đức Cảnh đánh giá.
Điểm quan trọng là sự gia tăng nhanh chóng của lượng khách châu Âu đến Việt Nam, góp phần khẳng định vị thế của Việt Nam trên bản đồ du lịch toàn cầu. Sự kết hợp giữa các di sản văn hóa độc đáo, thiên nhiên đa dạng và dịch vụ hàng không chất lượng đã khiến Việt Nam trở thành điểm dừng chân lý tưởng cho du khách quốc tế.
Với việc mở thêm các đường bay mới đến Munich, Vietnam Airlines tiếp tục chứng minh tồ chức đang phát triển mạnh mẽ đối với thị trường Đức nói riêng và châu Âu nói chung. Song song đó, chiến lược phát triển bền vững không chỉ nhằm mục tiêu kinh tế, mà còn ẩn chứa thông điệp mà còn là vấn đề cần thiết trong những bước đi vững chắc và dài hạn trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu.