Hoạ sĩ Ngô Xuân Bính với triển lãm gốm độc đáo, bất ngờ đến kinh ngạc

18:27 23/11/2024

Nhà điêu khắc Tạ Quang Bạo thốt lên: "Bất ngờ kinh ngạc đến lạc lối trước nghệ thuật của Ngô Xuân Bính. Gần bốn tháng trôi qua, thụ cảm ám ảnh cứ bùng nổ khi ban đầu chỉ là tình cờ cùng bạn đến thăm xưởng vẽ của Bính… La liệt tranh sơn mài cỡ lớn chồng xếp, la liệt phác thảo và tác phẩm điêu khắc… Không còn đủ chỗ tiến lùi, không còn khoảng trống xê dịch. Âm hưởng phiêu diêu, siêu thoát, phun trào không thể cưỡng nổi, hiểu nổi, thật khó giải thích, thật khó diễn tả bằng ngôn từ…

Chảy trong huyết mạch mỗi chúng ta đều có đường linh của ánh sáng trí tuệ, thông linh với vũ trụ với cái cảm của người thấu mọi góc cạnh cuộc sống đời thường và đã tìm cho mình lối đi riêng trong sáng tạo nghệ thuật. Trải qua nhiều loại hình nghệ thuật đồ sộ như vẽ tranh Sơn Mài, điêu khắc gỗ, đá, đồng và hơn thế nữa là cảm thụ nhạc sáng tác nhiều tác phẩm thơ ca truyền tải bằng nghệ thuật dân gian trong khối ánh sáng tổng hoà, tiếng vang chói lọi vẫn còn đọng lại dư âm mà hoạ sĩ Ngô Xuân Bính người đã làm sống dậy mọi tế bào đang chưa kịp ngủ, đã phải ngỡ ngàng thức giấc bởi tiếng chuông của Gốm gõ cửa mang âm thanh truyền cảm làm sống dậy mọi thời đại đã được hoạ sĩ khắc hoạ về một kỷ nguyên Gốm mang huyền sử bi tráng.

001(2).jpg
Các đại biểu và tác giả cắt băng khai mạc triển lãm

Với một không gian triển lãm công phu, độc đáo, mới lạ, hơn 200 tác phẩm gốm đồ sộ, được sắp đặt trong một không gian hấp dẫn, đầy sáng tạo đến kinh ngạc, mới thấy sức lao động  nghệ thuật và sự sáng tạo của hoạ sĩ Ngô Xuân Bính là vô biên. Họa sĩ Ngô Xuân Bính được biết đến như một hiện tượng đặc biệt, ông vừa  là Giáo sư, Viện sĩ, Võ sư, nhà thơ, hoạ sĩ, giáo sư y học dân tộc. Ông được gọi là một "Kỳ nhân" khi tham gia nghiên cứu, phát triển thành công và được nhiều người biết đến trong nhiều lĩnh vực khác nhau như hội họathơ, y học, võ thuậtâm nhạc.[3] Trong đó, ông đã được công nhận lập hai kỷ lục ở Việt Nam. Ông hiện là Ủy viên Ủy ban Liên bang Nga về chăm sóc sức khỏe cộng đồng[4] và là chủ tịch Liên đoàn võ Nhất Nam ở Liên Bang Nga và châu Âu.

01-nxb.jpg
Hoạ sĩ  Ngỗ Xuân Bính phát biểu trong lễ khai mạc triển lãm 

Gốm được họa sĩ hình hóa từ nguyên liệu đất thô sơ thành kiệt tác mang hơi thở mới rất đương đại hợp xu thế gắn kết mọi không gian như ta được thưởng lãm nền văn hoá có từ xa xưa, nhưng hiện hữu ngay trước mắt là nền văn minh khai sáng mang đến nhân loại một di sản về giá trị văn hóa tinh thần cho mọi loại hình kiến trúc một mô hình các tác phẩm nghệ thuật điêu khắc với giá trị nghệ thuật cao, tạo hồn cốt cho các công trình nghệ thuật điêu khắc đặc sắc phong phú đa dạng, ứng dụng trong mọi không gian kiến trúc từ công viên trường học, đô thị, các viện nghiên cứu, bảo tàng và đình chùa.

19.jpg
Một góc không gian triển gốm của hoạ sĩ Ngô Xuân Bính

Bước ngoặt chuyển mình trong nghệ thuật điêu khắc gốm của hoạ sĩ Ngô Xuân Bính như cho ta bước vào một kỷ nguyên mới, có cái nhìn rộng mở trong tạo tác những bản đề mô về nghệ thuật điêu khắc làm mới kiến trúc Việt Nam trở nên khác biệt, độc đáo và không trùng lặp với cách nhìn ấy đã nghiên cứu ra những hình khối mang nhiều ý tưởng táo bạo, dám đặt mình với thử thách, linh thông mọi giới luật từ đời sống bình dị cho tới tôn giáo và cả những bí ẩn trong vũ trụ loài nguời. Khắc lên những họa tiết, hoa văn thể hiện niên đại mọi thời kỳ rất giản dị, mộc mạc và rất gần gũi với sinh hoạt văn hóa cộng đồng từ cổ nhân xưa truyền lại và khối màu nâu trầm của Gốm là chất men tan trong đất, thành hợp thể cấu trúc mang hơi thở của tâm và ý, được khắc ghi lại ghi dấu người xưa. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của những họa tiết mang tính Phật giáo như nghê, rồng phượng, hoa sen, lá đề, tượng Phật.... là biểu tượng cho một lối đi với tâm hướng đạo gắn đời sống tâm linh hoà nhập đời sống cộng đồng, mang giá trị cốt lõi của sự trở lại hướng tâm trong sáng thanh khiết khi đã chạm. Khi đứng trước một thực thể được hình tượng hoá bằng chất liệu từ đất mẹ đã nuôi ta lớn lên và truởng thành... Và khi đã tận thấu nhân quả, có chứng ngộ về kiếp nhân sinh, về linh ứng của đất trời, mồ hôi và nước mắt hoà trộn cùng đất để nên hình, sự tôn nghiêm khi đứng trước các tác phẩm với lòng thành kính trang trọng, trân quý giá trị tinh thần mà người nghệ sĩ đã tâm huyết nghiên cứu sáng tạo nên.

15.jpg
16.jpg
14.jpg

Trải qua nhiều thời đại đã minh chứng cho một thời hào hùng của nghệ thuật điêu khắc Gốm Việt, tinh nghệ với bản lĩnh tài hoa của người nghệ sĩ. Gìn giữ và phát huy truyền thống, bảo tồn giá trị trong sáng tạo điêu khắc gốm Việt Nam là trách nhiệm mà hoạ sĩ Ngô Xuân Bính rất để tâm. Ông như bị cuốn theo dòng lịch sử của thời đại đang bị mai một, truyền thống là những cái cũ vẫn giữ gìn bảo tồn nhưng phát huy, tiếp cận cái mới có tính truyền thừa cho mọi thế hệ trẻ đang trong kỷ nguyên của công nghiệp hoá hiện đại hoá vẫn biết trân trọng giá trị cốt lõi của điêu khắc gốm là nền tảng, những kiệt tác điêu khắc gốm Việt mãi trường tồn cùng thời gian. Di sản nghệ thuật truyền thống Gốm điêu khắc gắn với lịch sử phát triển trải qua nhiều thế hệ đã hình thành biểu tượng về những hình ảnh khí chất với giai thoại mang nhiều huyền cơ bí ẩn, như là những vị thần hiển thánh, hiện phật ngay trong nhân gian cứu độ chúng sinh thoát khỏi lầm than, biển khổ... Hình tượng là những bài học vô giá. Khi tĩnh tâm trở lại miền an lạc của chính ta là tâm vô ngã và thể hiện tính cách từng con người, qua từng vùng miền, từng thời kỳ, có cốt và cách tầm vóc riêng. Chính là điều mà hoạ sĩ Ngô Xuân Bính thể hiện sự trân trọng và khẳng định điêu khắc gốm là phần không thể thiếu đã góp phần hình thành phong cách kiến trúc từ cổ đạị - phục hưng và tiếp cận xu thế cho gốm đương đại ngày nay.

23.jpg
24.jpg

Bản chất của nghệ thuật là sáng tạo là phát minh kiến tạo những tác phẩm phù hợp với quy luật phát triển chung của nhân loại trong xu hướng toàn cầu hóa và nghệ thuật điêu khắc Gốm sắp đặt trong đình chùa giữ vai trò quan trọng trong cảm quan về một không gian tâm linh thu hút các phật tử đến vãn cảnh, tìm lại sự thanh thản bình yên trong thân tâm, là nơi thiền tịnh sau những áp lực của cuộc sống, họa sĩ Ngô Xuân Bính cảm được điều đó cũng bằng tâm cảm của mình mà mong muốn các tác phẩm điêu khắc được đặt đúng nơi mà lưu giữ giá trị văn hóa tinh thần, gửi gắm những khát vọng về một cuộc sống bình yên viên mãn trong tâm và trí mà điêu khắc nghệ thuật gốm tâm linh hòa quyện với kiến trúc đình chùa thành một hợp thể nghệ thuật tạo hình đặc trưng sẽ mang lại những cảm xúc thẩm mỹ tinh tế từ nhãn quan ,tâm hoà hợp cảnh sinh lòng từ ái bao dung tới muôn loài, nhất là bản thân được thêm phần an lạc.

17.jpg
06.jpg
Du khách hết sức thích thú và cảm phục sự sáng tạo của hoạ sĩ Ngô Xuân Bính

Trong nhịp sống đô thị hiện đại hoá các tác phẩm điêu khắc đương đại đóng vai trò quan trọng trong mọi không gian, sự hiện diện của các tác phẩm điêu khắc Gốm mang tính nhân văn cao mà hoạ sĩ Ngô Xuân Bính gửi tới đời sống cộng đồng nhằm tôn vinh những sự kiện văn hoá truyền thống, những tác điển là bài học lịch sử bằng ngôn ngữ điêu khắc đựợc ông tạo tác trong sự kiện ra mắt công chúng hơn 200 tác phẩm gốm điêu khắc đồ sộ tại bảo tàng Hà Nội từ ngày 10 tháng 11 đến hết tháng 12, sẽ là minh chứng cho những thành quả nghiên cứu khảo nghiệm đáng tự hào của di sản Việt Nam.

Một số hình ảnh tại triển lãm

002.jpg
Các đại biểu trong  nước và quốc tế dự lễ khai mạc triển lãm
003.jpg
Các phóng viên đưa tin lễ khai mạc triển lãm
10.jpg
Đông đáo du khách đến xem triển lãm
09.jpg
Một góc không gian triển lãm
07.jpg
11.jpg
18.jpg
13.jpg
05.jpg
04.jpg
02.jpg
NSNA- NB Hồ Sỹ Minh Phó chủ tịch Thường trực Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam- Tổng biên tập Tạp chí Nhiếp ảnh và Đời sống chúc mừng  triển lãm gốm của Hoạ sĩ Ngô Xuân Binh .

                                             Bài: Hoạ sĩ: Lê Thu Huyền -  Ảnh: Hải Yến


(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Nhiếp ảnh & Đời sống
Hoạ sĩ Ngô Xuân Bính với triển lãm gốm độc đáo, bất ngờ đến kinh ngạc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO