[Ảnh] Tổng hợp tình hình ngập lụt tại các tỉnh tại miền Bắc bị ảnh hưởng bởi Bão số 3

[Ảnh] Tổng hợp tình hình ngập lụt tại các tỉnh tại miền Bắc bị ảnh hưởng bởi Bão số 3

Khánh Linh tổng hợp |15:48 11/09/2024

Do ảnh hưởng của Bão số 3, các tỉnh phía Bắc chịu mưa lớn kéo dài, nhiều tỉnh vùng cao bị lũ quét, sạt lở nghiêm trọng, các khu vực đồng bằng ngập sâu do lưu lượng nước sông dâng cao.

Hà Nội: Báo động lũ trên sông Hồng ở nhiều khu vực, nhiều hộ dân ở ngoài đê sông Hồng phải di dời

Báo cáo của TP Hà Nội lúc 11h40 cho biết lượng mưa tại các điểm đo trên địa bàn phổ biến từ 7,5 mm đến 27,3 mm, cao nhất tại trạm Khí tượng Sơn Tây 27,3 mm.

Mực nước trên sông Hồng tại Hà Nội là 10,76 m (trên báo động hai 0,26 m). Mực nước trên sông Đuống tại Thượng Cát là 10,11m (trên báo động hai 0,11 m). Mực nước trong sông đang cao, nước lũ gây ngập lụt sâu vùng dân cư ven sông.

Các khu vực được cảnh báo nguy hiểm gồm các quận, huyện: Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Đan Phượng, Phúc Thọ, Sơn Tây, Thanh Trì, Gia Lâm, Đông Anh...

Hiện trạng 6 cầu là Cầu Long Biên, Chương Dương, Trung Hà, Vĩnh Phú, Đuống, Phong Châu ở Hà Nội và các tỉnh lân cận phải cấm xe để đảm bảo an toàn.

1_1726039003-1726039024.jpg
Với lệnh cấm này, người đi bộ, xe đạp, xe máy, xe ba bánh không được qua cầu nối quận Hoàn Kiếm với Long Biên. Đường sắt cũng dừng tàu hỏa chạy qua cầu này.
782d791f0c8dabd3f29c-172603189-8403-2795-1726031906.jpg
Khu dân cư Phúc Tân ven sông Hồng bị ngập nặng. Ảnh: Nguyễn Đông
05917fa7863a2164782b-172602831-7352-4042-1726028469.jpg
Hộ dân sống tại ngõ 823 đường Hồng Hà quận Hoàn Kiếm phải sơ tán do nước ngập sâu 60 cm. Ảnh: Giang Huy
2beaa427-4e64-4e1b-b107-969612-7183-2347-1726034268.jpg
Làng An Lạc, xã Trung Giã, huyện Sóc Sơn bị cô lập do nước lũ. Ảnh: Phạm Chiểu
hanoingap-jpg-1726037115-8488-1726037254.jpg
Làng An Lạc, xã Trung Giã, huyện Sóc Sơn ngập sâu ngày 11/9. Ảnh: Phạm Chiểu
w-nam-phuong-tien-30-1701.jpg
Sau nhiều ngày mưa lớn, mực nước sông Bùi dâng cao đã tràn qua đê vào các xóm, làng thuộc nhiều xã ở huyện Chương Mỹ. Chỉ cách đây hơn 1 tháng, người dân các xã Nam Phương Tiến, Tân Tiến, Hoàng Văn Thụ... của huyện Chương Mỹ cũng đã phải chạy lũ nhiều tuần.
w-nam-phuong-tien-23-1704.jpg
Nhà dân ở vùng 'rốn lũ' của Hà Nội bị nước bủa vây khoảng 2 ngày nay. Hầu hết người già, trẻ nhỏ, phụ nữ ở vùng ngập lụt đã được di tản đến nơi an toàn.

Tuyên Quang: Đê sông Lô đoạn qua xã Quyết Thắng đã bị vỡ do nước sông lên cao.

Chiều dài đoạn đê vỡ khoảng trên 10m. Sáng nay, nước đã có dấu hiệu chững, tuy nhiên hiện tại lại tiếp tục có mưa. Vụ việc không gây thiệt hại về người, địa phương đã di dời khoảng 30 hộ dân trong vùng ảnh hưởng đến nơi an toàn. Uớc tính diện tích bị nhấn chìm trong nước khoảng hơn 40ha. 

Ngay sau khi đê vỡ, hàng trăm người dân và các lực lượng chức năng khẩn trương chuyển các bao đất, đá tới vị trí vỡ đê, nhiều xe tải chở vật liệu và máy xúc cũng đã được huy động tới hiện trường để ứng phó với sự cố.

Tuy nhiên do mưa kéo dài, công tác khắc phục đoạn đê vỡ ở huyện Sơn Dương đã tạm dừng, lực lượng chức năng đã tiến hành rào chắn và cảnh báo nguy hiểm để đảm bảo an toàn cho người dân.

b429940d1c90bbcee281-1-2102.jpg
Đoạn đê vỡ tại xã Quyết Thắng. Ảnh: Đức Anh
de-song-lo-8654-1726027255.jpg
Đê tả sông Lô bị vỡ khoảng 10 m. Ảnh: Đức Hùng
de-song-lo1-1726029572-5751-1726030090.jpg
Vật liệu đã được tập kết, khi thời tiết thuận lợi sẽ dùng để hàn khẩu đê. Ảnh: Đức Hùng

Lào Cai: Lũ quét khiến 22 người chết, 73 người mất tích

Khoảng 6h ngày 10/9, đất đá bất ngờ theo dòng lũ tràn từ ngọn núi cách làng chừng 500 m, vùi lấp 37 hộ dân, gần như san phẳng khu dân cư. Lực lượng ứng cứu tại chỗ đưa được 17 người đến bệnh viện cấp cứu.

Do khu vực này nằm xa trung tâm (cách huyện Bảo Yên 40 km, cách thành phố Lào Cai 120 km); giao thông bị chia cắt, hoàn toàn mất thông tin liên lạc, nên đến 14h lực lượng cứu hộ huyện mới tiếp cận được hiện trường. Việc cứu hộ, cứu nạn gặp nhiều khó khăn.

Trận lũ quét vùi lấp 37 hộ dân ở xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, đã khiến 22 người tử vong, 73 người mất tích; khoảng 600 người đang nỗ lực tìm kiếm các nạn nhân.

Đến nay, cơ quan chức năng xác định 22 người tử vong, 17 người bị thương (5 người đã được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai điều trị, một người được chuyển đến Bệnh viện Việt Đức), 73 người chưa tìm thấy và 46 người an toàn.

Chiều 11/9, 300 chiến sĩ Trung đoàn 98, Sư đoàn 316, Quân khu 2; 80 cảnh sát cơ động của Bộ Tư lệnh cơ động tại Lào Cai, cùng hàng trăm người đang chia nhau tìm kiếm các nạn nhân mất tích sau trận lũ quét.

Ngoài ra, sau khi lũ rút, nhiều khu vực khác của tỉnh Lào Cai ngập trong rác và bùn non, bộ đội biên phòng giúp dân dọn rác, rửa nhà.

anh-11-2884-1726022253.jpg
Một số nhà ở thôn Làng Nủ còn sót lại sau lũ quét. Ảnh: Báo Lào Cai
lang-nu-4-3146-3857-837-1399.jpg
Lực lượng cứu nạn, cứu hộ đã tiếp cận hiện trường. Ảnh: Báo Lào Cai 
c38f84ca7d54da0a8345-172604236-9858-7606-1726042376.jpg
Lực lượng cứu nạn tìm kiếm người mất tích. Ảnh: Hải Công
lao-cai-1-3044-1726042588.jpg
Quân đội vào hiện trường tìm kiếm nạn nhân. Ảnh: Hải Công
lu-quet-lao-cai-5.jpg
Các nạn nhân bị lũ quét ở xã Phúc Khánh được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa huyện Bảo Yên (Lào Cai) - Ảnh: BVĐK huyện Bảo Yên
lu-quet-lao-cai-4.jpg
Một nạn nhân bị lũ quét ở xã Phúc Khánh được đưa đi cấp cứu - Ảnh: BVĐK huyện Bảo Yên
lu-quet-lao-cai-.jpg
Một phần nhà cửa, tài sản của người dân ngập trong lũ bùn - Ảnh: Báo Lào Cai
459096423_920517370105072_4647756031089848323_n.jpg
Sau khi lũ rút, các tuyến đường bên sông, đường thuộc vùng trũng trong TP Lào Cai ngổn ngang, lực lượng biên phòng cùng người dân dọn dẹp. 

Thái Nguyên: Quân dân xuyên đêm đắp đê ngăn lũ, quân đội, công an căng mình giúp người dân Thái Nguyên khắc phục hậu quả sau bão

Tại Thái Nguyên, mực nước sông Cầu lúc 4h ngày 9/9 gần 2,8 m - cao hơn báo động ba 91 cm. Tại phường Trưng Vương, TP Thái Nguyên, đê sông Cầu xảy ra 5 điểm xung yếu cần phải gia cố song do mực nước dâng cao, nhiều đoạn đã tràn vào khu dân cư gây ngập úng. Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thái Nguyên cho biết 55 phường, xã ở TP Thái Nguyên, Sông Công, Phổ Yên, các huyện Phú Lương, Đồng Hỷ, Định Hóa bị ngập.

Từ ngày 7/9, Thái Nguyên huy động quân đội, cảnh sát và cán bộ địa phương cùng đắp đê ngăn lũ. Hàng trăm người dân cùng tới hỗ trợ, trong đó có rất nhiều người cao tuổi và cả các cháu thiếu niên.

"Đây là tuyến đê xung yếu của thành phố, nếu vỡ cả vùng trung tâm sẽ bị nhấn chìm trong biển nước", Ông Đào Hoàng Phương, Phó Chủ tịch phường Trưng Vương cho biết. "Không chỉ người dân Thái Nguyên, nhiều người từ tỉnh khác cũng đổ về hỗ trợ, tiếp tế lương thực cho quân dân suốt mấy ngày đêm".

Tại huyện Phú Lương, theo thống kê nhanh tính đến hết ngày 10/9, bão số 3 đã khiến trên 900 ngôi nhà bị tốc mái, ngập nước, cô lập; 325m tường rào của nhà dân bị đổ; 44 điểm bị sạt lở và có nguy cơ sạt lở; khoảng 5.500m3 đất bị sạt lở; nhiều hộ dân thiệt hại về tài sản (ô tô, xe máy…); hơn 500ha lúa và hoa màu bị đổ, ngập nước.

Để khắc phục hậu quả của hoàn lưu bão số 3 gây ra, huyện Phú Lương đã huy động lực lượng tại chỗ gần 3.000 người là lực lượng BCH Quân sự, Công an huyện, lực lượng dân quân tại chỗ trên địa bàn các xã, thị trấn; ngoài ra còn có sự hỗ trợ của trên 1.000 cán bộ chiến sỹ Sư đoàn 346; Trung đoàn 246 hỗ trợ di dời người và tài sản đến nơi an toàn.

xuyendemdap-1386-1725956867.jpg
Quân dân cùng đắp đê ngăn lũ tối 8/9/2024. Ảnh: TN
xuyendem3-5187-1725956867.jpg
Người dân Thái Nguyên chung tay xúc cát, đắp đê ngày 9/9/2024. Ảnh: Nhân vật cung cấp
w-phu-luong-11-2jpg-1675.jpg
Huyện Phú Lương đã huy động lực lượng tại chỗ gần 3.000 người giúp người dân Thái Nguyên khắc phục hậu quả sau bão.
w-phu-luong-11-1jpg-1677.jpg
Cán bộ, chiến sỹ Sư đoàn 346 đưa 1 người dân bị đa chấn thương do sạt lở đất đi cấp cứu tại Trung tâm Y tế huyện Phú Lương.
w-phu-luong-11-4jpg-1679.jpg
Lực lượng chức năng giúp người dân di chuyển và tiếp cận vùng nước ngập sâu

Yên Bái: 29 người chết do mưa lũ, Yên Bái công bố tình huống khẩn cấp

Do chịu ảnh hưởng của bão và hoàn lưu bão số 3, trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã có mưa to đến rất to và giông gây hậu quả nghiêm trọng về người và tài sản. Thông tin từ UBND tỉnh Yên bái, tính đến chiều 10/9, toàn tỉnh ghi nhận 29 người chết, 5 người mất tích cùng nhiều người bị thương do mưa lũ, sạt lở đất. 

Mưa lũ cũng khiến 21.678 ngôi nhà bị ảnh hưởng; 3.837 ha diện tích sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại; nhiều vị trí trên các tuyến quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường xã bị sạt lở; nhiều địa phương bị ngập úng chia cắt xã, phường... Ước tính thiệt hại sơ bộ ban đầu khoảng 195 tỷ đồng.

Trước tình hình trên, ngày 10/9, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái ký ban hành quyết định công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai trên địa bàn với tình huống: Mưa lớn, lũ quét, sạt lở, ngập úng. 

Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục rà soát những hộ dân đang sinh sống trong vùng bị ảnh hưởng, có nguy cơ bị ảnh hưởng do sạt lở đất, lũ ống, lũ quét, ngập lụt để có phương án di chuyển kịp thời.

Cùng với đó, chỉ đạo quyết liệt phương án sơ tán, di chuyển những hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống tại những khu vực nguy hiểm, có nguy cơ trượt, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét, ngập lụt... đến nơi an toàn.

Sẵn sàng huy động lực lượng, phương tiện để ứng phó kịp thời nhằm đảm bảo giao thông trong mọi tình huống; bố trí lực lượng, phương tiện hỗ trợ các địa phương ứng phó với mưa, lũ; sơ tán dân, cứu hộ cứu nạn và đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội.

yen-bai-4-8573-3404.jpg
Tỉnh Yên Bái thiệt hại nặng nề do mưa lũ. Ảnh: Đức Hoàng
lu_1_1.jpg
Sạt lở đồi xuống nhà dân tại thôn Ất Thượng, xã Minh Xuân, huyện Lục Yên, Yên Bái rạng sáng 10/9. Ảnh: TTLY
lu_2_1.jpg
Các lực lượng tiếp cận hiện trường sạt lở
lu_4_1.jpg
TP Yên Bái đang ngập diện rộng, với hơn 10.300 nhà bị ảnh hưởng

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Nhiếp ảnh & Đời sống
[Ảnh] Tổng hợp tình hình ngập lụt tại các tỉnh tại miền Bắc bị ảnh hưởng bởi Bão số 3
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO