Lễ hội di tích lịch sử Quốc gia chùa Hoằng Phúc năm 2023 - ngôi chùa cổ nhất miền Trung

Lễ hội di tích lịch sử Quốc gia chùa Hoằng Phúc năm 2023 - ngôi chùa cổ nhất miền Trung

Hoàng An|11:22 06/02/2023

Sau ba năm gián đoạn do đại dịch Covid -19, sáng ngày 5/2/2023, UBND huyện Lệ Thủy phối hợp với Ban Trụ trì chùa Hoằng Phúc tổ chức lễ hội di tích lịch sử Quốc gia chùa Hoằng Phúc năm 2023.

W_dsc_5040-copy.jpg
Các đại biểu tham dự lê khai hội.
W_dsc_5035-copy.jpg
Các đại biểu tham dự lê khai hội.
W_dsc_5067-copy.jpg
Ông Lê Vỉnh Thế, TUV, Bí thư huyện ủy Lệ Thủy đánh trống khai hội.

Dự lễ có Ông Lê Văn Bảo, UV BTV, Trưởng Ban Dân vận tỉnh Quảng Bình; Ông Đinh Hữu Thành, UV BTV, Trưởng Ban Kiểm tra tỉnh Quảng Bình; Bà Phạm Thị Hân, UV BTV, Chủ tịch Ủy ban MTTQVN tỉnh Quảng Bình; Ông Hồ An Phong, TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình.

Tại lễ khai mạc, Ông Đặng Đại Tình, Chủ tịch UBND huyện Lệ Thủy đã ôn lại lịch sử hình thành và tồn tại của chùa Hoằng Phúc. Theo đó, chùa được hình thành cách đây hơn 700 năm và là một trong những đại danh lam vào loại cổ nhất khu vực miền Trung. Với vị trí tọa lạc tại thôn Thuận Trạch, xã Mỹ Thủy (huyện Lệ Thủy), chùa đã trải qua nhiều tên gọi ban đầu là am Tri Kiến, chùa Kính Thiên hay tên gọi dân gian như chùa Quan, chùa Trạm. Nơi đây, Phật hoàng Trần Nhân Tông trong chuyến kinh lý phía Nam đã đến ở và thuyết pháp truyền giảng giáo lý Phật giáo vào năm 1301. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử dân tộc, chùa Hoằng Phúc cũng in dấu tích của các đời vua, chúa ngự giá như chúa Nguyễn Hoàng, chúa Nguyễn Phúc Chu, vua Minh Mạng, vua Thiệu Trị và nhiều lần bị thiên tai, chiến tranh tàn phá và đã được các thế hệ người Việt trùng tu, phục dựng. Hiện nay, chùa còn lưu giữ một số hiện vật, gồm có: Mõ, đại hồng chung bằng đồng nặng 80 kg được khắc chạm với nhiều hoa văn tinh xảo, các pho tượng Phật, lư hương, đế đèn, bình hoa, tòa sen…

W_ha2_0926-copy.jpg
Ông Đặng Đại Tình, Chủ tịch UBND huyện Lệ Thủy khai mạc lễ hội.

Lễ hội chùa Hoằng phúc không chỉ phục vụ tham quan, lễ phật mà còn đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng và đời sống văn hóa tâm linh của nhân dân và tín đồ phật tử, góp phần thúc đẩy hoạt động du lịch tại địa bàn huyện Lệ Thủy nói riêng và ngành du lịch Quảng Bình nói chung.

W_dji_0176-copy.jpg
Toàn cảnh chùa Hoằng Phúc

Theo đó, Lễ hội sẽ diễn ra tại Di tích lịch sử Chùa Hoằng Phúc thuộc thôn Thuận Trạch, xã Mỹ Thủy, huyện Lệ Thủy với các hoạt động chính như Lễ rước nước, khai mạc lễ hội, nghi lễ theo nghi thức Phật giáo, thả hoa đăng; tổ chức hoạt động về nguồn tại Nhà lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Lăng mộ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh, Miếu An Sinh – Chùa Hoằng Phúc và các hoạt động thể thao như kéo co, cờ tướng, đẩy gậy, bóng chuyền hơi, bài chòi, đánh đu truyền thống…

W_dsc_5112-copy.jpg
Lãnh đạo tỉnh tham gia lễ tắm phật

Việc tổ chức Lễ hội Di tích lịch sử chùa Hoằng Phúc nhằm duy trì và phát triển những giá trị văn hóa, tinh thần của Nhân dân, khơi dậy truyền thống tốt đẹp của dân tộc; nâng cao tinh thần trách nhiệm của các cấp, ngành và các tầng lớp Nhân dân trong việc giữ gìn, bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa của di tích lịch sử, danh lam, thắng cảnh trên địa bàn huyện, đồng thời tiếp tục đầu tư, tôn tạo, phục dựng di tích lịch sử, văn hóa, góp phần khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch Quảng Bình, phát triển kinh tế – xã hội nhanh và bền vững.

Một số hình ảnh tại buổi lễ                                                                            

W_ha2_0954-copy.jpg
W_ha2_0950-copy.jpg
W_ha2_0918-copy.jpg
W_ha2_0912-copy.jpg
W_ha2_0904-copy.jpg
W_dsc_5118-copy.jpg
W_dsc_5087-copy.jpg
W_dsc_5075-copy.jpg
W_dsc_5051-copy.jpg
W_dsc_5045-copy.jpg
W_dsc_5040-copy.jpg
W_dsc_5035-copy.jpg
W_dsc_5031-copy.jpg
W_dsc_5014-copy.jpg
W_dji_0186-copy.jpg


(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Nhiếp ảnh & Đời sống
Lễ hội di tích lịch sử Quốc gia chùa Hoằng Phúc năm 2023 - ngôi chùa cổ nhất miền Trung
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO