Kỹ thuật chỉnh sửa ảnh đen trắng

Kỹ thuật chỉnh sửa ảnh đen trắng

VAPA|11:36 05/07/2006

Lâu nay, nhiều người khi chụp và phóng ảnh đen trắng mới chỉ chú ý đến sắc độ đậm nhạt, độ tương phản của nhân vật chính trong các bức ảnh, sắc độ của tổng thể bức ảnh mà bỏ qua hết các thứ ở xung quanh nó, khiến cho các chi tiết phụ lấn át chi tiết chính cần nhấn mạnh. Do vậy, nội dung chính của ảnh không được nổi bật hơn so với các điểm nội dung phụ ở xung quanh. Bởi khi xem 1 bức ảnh, mắt người xem bao giờ cũng chú ý tới các điểm, các vật có ánh sáng mạnh như traŽng–en trước, sau đó mới nhìn đến các sắc độ trung gian. Thông thường, ảnh đen trắng hay bị mắc lỗi như vậy. Vì vậy, khi xem ảnh, người xem thường hướng vào các điểm phụ trước sau đó mới quan sát đến nội dung chính của bức ảnh cần truyền tải. Như thế, bức ảnh đã không gây được một ấn tượng, một cú sốc cho đối tượng xem ảnh.

Để khắc phục vấn đề này, tôi xin giới thiệu một số phương pháp xử lý ánh sáng của ảnh đen trắng theo phương pháp truyền thống (làm thủ công). Thực chất đây chỉ là những kiến thức cơ bản trong kỹ thuật phóng ảnh đen trắng. Mặc dù hiện nay ít người còn thực hiện in phóng ảnh bằng phương pháp thủ công, nhưng hy vọng từ những nguyên lý cơ bản của bài viết này, mọi người có thể vận dụng khi xử lý ảnh đen trắng bằng chương trình phần mềm Photoshop.

Đây là tài liệu tôi trích ra từ cuốn sách “Kỹ thuật phóng ảnh đen trắng" của nhóm tác giả người Đức (Larry Bartlett và Jon Tarant). Trong cuốn sách này họ hướng dẫn chúng ta cách phân tích ánh sáng trong một bức ảnh đen trắng như thế nào, những vùng nào cần làm tối đi và những vùng nào cần làm sáng lên để đem lại hiệu quả cao nhất của bức ảnh

Trong tài liệu này mỗi ảnh mẫu gồm có 3 phần:

Phần thứ nhất : là ảnh nguyên bản, chưa có diều chỉnh.

Phần thứ hai : Là phân tích các vùng sáng tối trong ảnh cần diều chỉnh .

Nếu vùng điều chỉnh mang dấu (+) tức là ta phải làm tăng thêm độ đậm của vùng chọn, còn mang dấu (-) là làm giảm đi độ đậm của vùng chọn. Thời gian lộ sáng ảnh đen trắng được tính bằng giây (giống như thời gian lộ sáng của phim), nhưng thời gian lộ sáng lâu hơn.

V’ du• : Thời gian lộ sáng của bức ảnh đầu tiên là 9 giây được chia làm 3 lần, mỗi lần lộ sáng là 3 giây với kính lọc có độ tương phản là 4. Độ tương phản này chỉ dùng trong phóng ảnh đen trắng theo phuơng pháp thủ công. Nó dao động từ 0 đến 5, tuỳ theo từng ảnh. Và thời gian lộ sáng của ảnh cũng vậy. Mỗi ảnh đều có 1 đáp số riêng, không cái nào giống cái nào.

Sau khi lộ sáng cơ bản, người ta mới bắt đầu phân tích ảnh xem cần điều chỉnh những vùng nào trong ảnh. Làm cho nó sáng lên hoặc làm cho nó đậm hơn.

- Nếu muốn làm cho nó đậm hơn thì sau khi lộ sáng cơ bản người ta lộ sáng tiếp vùng cần làm đậm lên (cộng thêm thời gian lộ sáng) bằng phương pháp che chắn. Ta có thể dùng tay hoặc bìa cứng. Chỉ lộ sáng những vùng ảnh cần điều chỉnh, còn những chỗ khác thì che lại không cho lộ sáng tiếp. Khi sử dụng phần mềm photoshop thì dùng công cụ tạo lập vùng chọn và chỉnh độ đậm nhạt trong vùng chọn đó.

- Nếu muốn làm cho vùng được chọn sáng hơn lên thì trong thời gian lộ sáng cơ bản ta đã phải xử lý rồi, (do vậy thời gian lộ sáng bức ảnh mẫu là 9 giây được chia ra làm 3 lần lộ sáng thì 3 lần đó là 3 lần ta thực hiện công đoạn che chắn) Có nghĩa là trong thời gian lộ sáng cơ bản đầu tiên đồng thời với việc giấy ảnh đang bắt sáng ta phải dùng miếng bìa cứng cắt theo hình vùng ta cần che để che vào những vùng cần làm sáng ra. Khi đó vùng được chọn sẽ sáng hơn so với không che chắn.

Sau khi xử lý cách vùng sáng tối trong ảnh một cách hoàn chỉnh thì điều cuối cùng cầnlàm trước khi kết thúc quá trình lộ sáng cảu giấy ảnh là lộ sáng thêm 4 góc của ảnh đậm hơn thêmmột chút để khi xem ảnh mắt người xem không bị chạy ra khỏi ngoài ảnh thông qua các vùng sang ở 4 góc ảnh.

Đây là các kỹ thuật cơ bản khi phóng ảnh bằng phương pháp thủ công truyền thống, tôimuốn các bạn tham khảo để qua đó có thể áp dụng các chức năng công cụ của Photoshop để điều chỉnh các bức ảnh Đen trắng ( số ) của mình. Vì trong phần mềm của Photoshop ta có thể dễ dàng khoanh vùng và điều chỉnh lại sáng tối được.

Tôi cũng đã dùng Photoshop để làm thử 1 vài lần như vậy và tôi thấy hiệu quả của nó cũng tương đối tốt.

Điều quan trọng nhất tôi muốn nói với các bạn là khi nhìn một bức ảnh các bạn phải phân tích ra được trong 1 bức ảnh đó những vùng ánh sáng nào cần làm sáng lên và những vùng nào cần làm đậm đi.

Tôi có đưa lên đây một số ảnh mẫu để các bạn tham khảo.

Các bạn hãy thử làm xem. Chúc các bạn thành công.

Phạm Đức Long

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Nhiếp ảnh & Đời sống
Kỹ thuật chỉnh sửa ảnh đen trắng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO