Nhằm tạo điều kiện cho các nghệ sĩ giới thiệu, phản ánh tiềm năng văn hóa của địa phương trong công cuộc đổi mới và phát triển, đồng viên các nghệ sĩ trong việc sáng tạo các tác phẩm có tư tưởng tốt; phản ánh những giá trị tốt đẹp của các dân tộc góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, xây dựng nhân cách và tâm hồn người Việt Nam trong thời đại mới; thông qua đó, quảng bá vùng đất, văn hóa, con người trên quê hương Kon Tum với du khách trong và ngoài tỉnh.
Tham gia triển lãm có 101 tác phẩm ảnh đơn và ảnh bộ của 11 tác giả là những hội viên hội Văn học Nghệ thuật tỉnh và các hội viên Chi hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tỉnh Kon Tum. Triển lãm giới thiệu tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống nhân dân các dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum trong nền văn hóa thống nhất, đa dạng của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam. Đây là một hoạt động phối hợp giữa Hội Văn học nghệ thuật tỉnh với UBND huyện Đăk Tô, nhằm nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, tuyền truyền, quảng bá hình ảnh Kon Tum nói chung và của huyện Đăk Tô nói riêng, giúp du khách trong và ngoài tỉnh thấy được những vẽ đẹp huyền bí về vùng đất và con người trên đỉnh Trường Sơn đầy nắng và gió, đã, đang vượt khó chuyển mình đổi thay, hội nhập và phát triển.
Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Sa Phương, Phó Chủ tịch UBND huyện Đăk Tô nhận mạnh: “Các tác phẩm tham gia triển lãm được lấy cảm hứng sáng tác từ nhiều mảng đề tài lớn như: sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh Kon Tum; chân dung những người lao động; cảnh sắc thiên nhiên, những sinh hoạt, lễ hội tại nhiều bản làng trên quyê hương Kon Tum và các di tích lịch sử, văn hóa…
Thông qua triển lãm, nhằm tuyên truyền giáo dục cho thế hệ hôm nay về truyền thống yêu nước, khơi dậy lòng tự hào dân tộc, ý chỉ chiến đấu kiên cường, bất khuất, vượt qua mọi khó khăn, thử thách; ra sức phấn đấu, tịch cực học tập, góp phần xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam. Đã 51 năm qua, Tượng đài Chiến thắng Đăk Tô-Tân Cảnh vẫn sừng sững hiên ngang, xe tăng 377 vẫn dương cao nòng súng, mãi là biểu tượng của tinh thần đoàn kết, ý chí cách mạng kiên cường của nhân dân các dân tộc Tây Nguyên nói chung và quân và dân huyện Đăk Tô nói riêng”.
Các tác phẩm được trưng bày triển lãm thể hiện vẽ đẹp con người, phong cảnh thiên nhiên, không gian văn hóa, tập quán canh tác, trang phục, nhạc cụ, các di tích lịch sử, điểm tham quan du lịch, hình ảnh chân dung, các sinh hoạt đời thường; những nét đẹp trong đời sống văn hóa, tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số; giới thiệu thể mạnh, tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội, khoa học kỷ thuật, quốc phòng-an ninh, hội nhập quốc tế… xây dựng nếp sống văn minh đô thị, xây dựng nông thôn mới và chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng hiện đại, bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia. Qua đó, nhằm nâng cao lòng tự hào dân tộc của các tấng lớp nhân dân, nghệ nhân, già làng, trường bản, người có uy tín, cộng đồng và trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc giữ gìn, trao truyền, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số. Đồng thời, động viên, khích lệ mọi người trong việc bảo vệ, trao truyền, gìn giữ giá trị văn hóa truyền thống tiêu biểu cho các thế hệ mai sau.
Đây cũng là dịp để Hội Văn học nghệ thuật cùng chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh Kon Tum giới thiệu, quảng bá tiềm năng, thế mạnh phát triển du lịch của các địa phương; góp phần gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc ; nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc “xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” theo Nghị quyết lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII.