NAĐSO - Ba mươi năm tái thành lập là một giai đoạn lịch sử quan trọng có ý nghĩa trọng đại trong sự nghiệp phát triển của tỉnh Quảng Bình. Qua đó, đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt… Song song với phát triển kinh tế, quan tâm phát triển các lĩnh vực văn hóa, bảo đảm an sinh xã hội, tập trung giải quyết tốt các vấn đề xã hội, như: đào tạo nghề, giải quyết việc làm, giảm nghèo nhanh và bền vững, phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội, kiềm chế và đẩy lùi tai nạn giao thông. Thực hiện tốt công tác quân sự - quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

Đồng chí Hoàng Đăng Quang Bí thư Tỉnh ủy phát biểu chỉ đạo Hội thảo
Thực hiện Quyết định số 87/HĐBT của Hội đồng Bộ Trưởng (nay là Chính phủ), ngày 1/7/1989, tỉnh Quảng Bình trở lại đơn vị hành chính cấp tỉnh trực thhuộc Trung ương, gồm 5 đơn vị hành chính là: thị xã Đồng Hới và các huyện Lệ Ninh, Bố Trạch, Quảng Trạch và Tuyên Hóa. Trên cơ sở bộ máy và cán bộ công nhân viên từ Bình Trị Thiên chia ra, toàn tỉnh có 32 sở, ban, ngành và đơn vị sự nghiệp, sản xuất kinh doanh trực thuộc tỉnh, 93 đơn vị sự nghiệp và sản xuất kinh doanh trực thuộc ngành.
Những ngày đầu trở về địa giới cũ, Quảng Bình gặp nhiều khó khăn, thử thách rất lớn. Một số cán bộ, công nhân viên sau khi sắp xếp lại bộ máy bị dôi dư phải giải quyết theo chế độ 176. Tổ chức bộ máy và cán bộ các cấp, các ngành vừa thiếu, lại vừa yếu. Nhu cầu về trụ sở làm việc của các cơ quan, nhà ở cho cán bộ hết sức bức bách, trường học cho học sinh bị thiếu trầm trọng. Nguồn ngân sách từ Bình Trị Thiên chia ra rất hạn hẹp, không đủ để trả lương và chi thường xuyên cho hoạt động của khối hành chính, sự nghiệp. Nhiều chính sách xã hội chưa thực hiện được vì chưa có nguồn. Hậu quả chiến tranh vẫn còn, nặng nề, cơ sở vật chất kỹ thuật và những yếu tố vật chất bảo đảm cho sản xuất còn thiếu thốn, nhiều quy trình công nghệ lạc hậu, không đồng bộ. Đời sống nhân dân khó khăn, nghèo nàn cả vật chất và tinh thần; kinh tế thuần nông, tỷ trọng lao động trong nông nghiệp cao 79,6% (cơ cấu nông-lâm- thủy sản chiếm tỷ trọng 47,7%; ccoong nghiệp - xây dựng 16,6%; dịch vụ 35,7%); thu nhập bình quân đầu người thấp chir21,7 USD; sản lượng lương thực 91.831 tấn; năng suất lúa đạt 19,1tạ /ha. Lĩnh vực giáo dục, văn hóa, y tế, khoa học công nghệ đang còn kém phát triển; giao thông đi lại khó khăn. Tài nguyên chưa được bảo vệ, tệ nạn khai thác bừa bãi, lãng phí. Về mặt quản lý, ảnh hưởng của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp còn tồn tại, tư tưởng ỷ lại, bảo thủ trì trệ còn khá nặng nề. Trình độ, kiến thức và năng lực thực tiễn của đội ngũ cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu về quản lý kinh tế thị trường nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Kinh tế chậm phát triển, hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật quá nghèo nàn, lạc hậu; điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, thiên tai thường xuyên xảy ra... Thực trạng của nền kinh tế Quảng Bình vẫn mang nặng tính tự cung, tự cấp, nông nghiệp độc canh. Sản xuất phát triển chậm, kỹ thuật lạc hậu, năng suất lao động thấp, chưa có tích lũy và còn mất cân đối lớn.
Ngay sau đó, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh đã lãnh đạo động viên cán bộ, nhân dân tìm mọi cách khắc phục khó khăn; có chính sách cấp đất, hỗ trợ tiền để gia đình cán bộ, công nhân viên làm nhà ở; tập trung chỉ đạo khai thác thế mạnh và thuận lợi nhằm thực hiện tốt công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tế- xã hội, tăng cường đảm bảo quốc phòng, an ninh.
Bên cạnh đó, để phù hợp với quy mô và năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành hoạt động kinh tế-xã hội ở cấp huyện, thi hành Quyết định số 190/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng, ngày 1/6/1990, huyện Lệ Ninh được chia thành hai huyện Quảng Ninh và Lệ Thủy; huyện Tuyên Hóa được chia thành 2 huyện Tuyên Hóa và Minh Hóa theo địa giới cũ trước năm 1977. Thực hiện Nghị quyết số 125/NQ-CP ngày 20/12/2013 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập thị xã Ba Đồn, đơn vị hành chính huyện Quảng Trạch chia thành 2 là huyện Quảng Trạch và thị xã Ba Đồn.
Qua đó, có thể tự hào mặc dù trong buổi đầu Quảng Bình trở về địa giới cũ khó khăn chồng lên khó khăn nhưng thực hiện đường lối đổi mới toàn diện của Đảng, Đảng bộ, quân và dân Quảng Bình đã phát huy truyền thống quê hương “Hai giỏi” trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nâng cao ý thức tự lực, tự cường, cần cù, hăng say lao động sáng tạo, khắc phục khó khăn, tích cực học hỏi, tự học tập, phát huy sáng kiến, cải tiến kỷ thuật; tích cực học và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh để cùng đồng lòng, chung sức, nêu cao tinh thần đoàn kết, phấn đấu, quyết tâm xây dựng tỉnh Quảng Bình ngày càng giàu mạnh, vững về chính trị, giàu về kinh tế, đảm bảo quốc phòng, an ninh.
Cụ thể, tính đến tháng 12 năm 2018, tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 7,03% (KH 7%), giá trị sản xuất nông nghiệp và thuỷ sản tăng 4,15% (KH 4%); giá trị sản xuất công nghiệp tăng 8,14% (KH 8,5%); giá trị sản xuất dịch vụ tăng 6,72% (KH 7,5%) ; cơ cấu kinh tế: nông, lâm nghiệp và thủy sản 18,7%; công nghiệp - xây dựng 26,75%; dịch vụ 54,46% (KH nông, lâm, ngư nghiệp 20%; công nghiệp - xây dựng 27,2%; dịch vụ 52,8%); Thu ngân sách trên địa bàn đạt 4.000 tỷ đồng, vượt 14,3% so với kế hoạch (KH 3.500 tỷ đồng); tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 18.305 tỷ đồng, vượt 17% so với kế hoạch (KH 18.000 tỷ đồng); GRDP bình quân đầu người đạt 37,5 triệu đồng, vượt 4,2 % so với kế hoạch (KH 36,0 triệu đồng); có thêm 10 xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới; vượt 01 xã 9đạt 45,6% số xã). Về việc làm, đã giải quyết cho 3, 68 vạn lao động, vượt 2,2 % so với kế hoạch; tỷ lệ hộ nghèo giảm 2,5 so với năm 2007; tốc độ tăng dân số 0,58%/năm; 99.72% hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia; 88,5% xã, phường thị trấn đạt tiêu chuẩn quốc gia về y tế; số giường bệnh bình quân trên 1 vạn dân đạt 36,2 giường; 91,7% dân số tham gia bảo hiểm y tế; 71,07% xã, phường, thị trấn hoàn thành phổ cập THCS mức độ III; tyrleej lao động qua đào tạo đạt 63,5%, trongđó số lao động qua đào tạo nghề đạt 44,25%... Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị được triển khai toàn diện trên các mặt, tình hình Đảng bộ phát triển ổn định . Vai trò của Mặt trận, các tổ chức đoàn thể nhân dân được khẳng định; dân chủ xã hội được mở rộng, khối đại đoàn kết toàn dân được thắt chặt…
Đồng thời, với thành quả đổi mới 30 năm, tại Hội thảo khoa học “Quảng Bình - 30 năm đổi mới và phát triển”, đồng chí Hoàng Đăng Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh khẳng định: Trong 30 năm qua, Đảng bộ, chính quyền, lực lượng vũ trang và nhân dân Quảng Bình đã luôn đoàn kết, chung sức chung lòng, đổi mới sáng tạo, tự lực, tự cường, hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế, xây dựng quê hương. Điều đáng vinh dự và tự hào là sau 30 năm tái lập tỉnh, Quảng Bình đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh.
Kỷ niệm 30 năm Ngày tái lập tỉnh (1-7-1989 - 1-7-2019) và 70 năm Ngày Quảng Bình quật khởi (15-7-1949 - 15-7-2019), ngày 12 tháng 4 năm 2019, Quảng Bình đã tổ chức Hội thảo khoa học “Quảng Bình - 30 năm đổi mới và phát triển” nhằm đánh giá những thành tựu to lớn, sự kiện tiêu biểu, những bài học kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ, các cấp chính quyền qua 30 năm, từ ngày tái lập tỉnh đến nay; trên cơ sở đó đề xuất định hướng mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp để đưa Quảng Bình phát triển lên một tầm cao mới, trong thời kỳ công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế.
Hội thảo khoa học lần này, cũng là dịp để tri ân sâu sắc đến các thế hệ lãnh đạo, cán bộ đi trước đã cống hiến công sức, trí tuệ, tâm huyết để xây đắp nên sự nghiệp cách mạng ngày nay của tỉnh nhà; qua đó nâng cao nhận thức, trách nhiệm và khơi dậy niềm tự hào cho cán bộ, đảng viên, quân và dân trong tỉnh về những thành quả đã đạt được; góp phần tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ trẻ hôm nay và mai sau, những thế hệ có trách nhiệm tiếp bước những chặng đường lịch sử vẻ vang và hào hùng của bao thế hệ cha ông, ghi tiếp những trang sử vàng trong công cuộc xây dựng quê hương Quảng Bình ngày càng phát triển, giàu đẹp, văn minh.
Quang cảnh hội thảo
Tại Hội thảo, đồng chí Hoàng Đăng Quang – Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Bình đã chỉ rõ một số tồn tại hạn chế: bên cạnh những kết qủa đạt được Quảng Bình vẫn đang là một tỉnh chậm phát triển; sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn; kết cấu hạ tầng một số khu vực thiếu đồng bộ; tỷ lệ hộ nghèo và nguy cơ tái nghèo còn cao; công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, cải cách hành chính, cải cách tư pháp một số mặt còn hạn chế; an ninh trật tự còn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp.
Cũng tại Hội thảo, các đồng chí lãnh đạo tỉnh, nguyên lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ, các nhà khoa học, lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương đã tham luận bổ sung làm rõ thêm những tư liệu lịch sử quý giá về 30 năm tái lập tỉnh, đưa ra những nhận định sâu sắc về những sự kiện, thành quả, quyết sách, bài học quan trọng trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ, chính quyền Quảng Bình trong suốt 30 năm qua cũng như những định hướng mới cho sự phát triển kinh tế-xã hội trong tương lai của tỉnh. Với 68 bài viết nghiên cứu, tham luận gửi về Ban tổ chức hội thảo cùng với các ý kiến trực tiếp thảo luận tại hội thảo đều rất thẳng thắn, tâm huyết, khoa học, tập trung phân tích, đánh giá sự phát triển của tỉnh trong 30 năm qua trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa-xã hội, quốc phòng-an ninh, xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị; khẳng định những thành tựu nổi bật, những hạn chế, thiếu sót, nguyên nhân; bài học kinh nghiệm và những định hướng lớn về sự phát triển của Quảng Bình trong những năm tới. Với 68 bài viết nghiên cứu, tham luận gửi về Ban tổ chức hội thảo cùng với các ý kiến trực tiếp thảo luận tại hội thảo đều rất thẳng thắn, tâm huyết, khoa học, tập trung phân tích, đánh giá sự phát triển của tỉnh trong 30 năm qua trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa-xã hội, quốc phòng-an ninh, xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị; khẳng định những thành tựu nổi bật, những hạn chế, thiếu sót, nguyên nhân; bài học kinh nghiệm và những định hướng lớn về sự phát triển của Quảng Bình trong những năm tới.
Hy vọng, với việc xuất bản cuốn sách "Quảng Bình-30 năm đổi mới và phát triển" sẽ là tài liệu có giá trị về lý luận và thực tiễn sâu sắc, đúc rút những kinh nghiệm, những bài học quý báu để Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lãnh đạo cán bộ, công chức viên chức, lực lượng vũ trang và nhân dân học và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, tích cực tự học, hăng say nghiên cứu khoa học kỷ thuật, tiếp nhận và vận dụng có hiệu quả cao công nghệ 4.0 để xây dựng Quảng Bình ngày càng văn minh, giàu mạnh và bền vững.
Trần Văn Bình